Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex trực thuộc công ty cổ phần INTIMEX, bộ công thương (Trang 47 - 50)

- Xét theo trình độ: Qua 3 năm cho thấy chất lượng lao động của Nhà máy

2.2.5 Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Mọi hoạt động SXKD đều có chi phí . Chi phí là khoản tiền chi trả cho công việc sản xuất,kinh doanh nhằm tạo ra các loại sản phẩm, dịch vụ phục vụ người dân tiêu dùng. Đối với Nhà máy tinh bột sắn Intimex là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nên có các chi phí sau:

Qua bảng phân tích, ta thấy tổng chi phí SXKD của Nhà máy tăng qua các năm. Năm 2007, tổng chi phí là 82153,69 triệu đồng; năm 2008 là 107262,70 triệu đồng, tăng 30,56% so với năm 2007; tới năm 2009 tăng lên mức 146939,14 triệu đồng, tăng 36,99% so với năm 2008. Tất cả các loại chi phí đều có sự biến động cụ thể:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí này bao gồm chi phí thu mua sắn

nguyên liệu, chi phí bao bì, chỉ khâu, … Đây luôn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí mà Nhà máy bỏ ra trong quá trình SXKD. Và qua các năm chi phí này có xu hướng tăng lên. Năm 2007, chi phí này là 60068,30 triệu đồng, sang năm 2008 là 83802,20 triệu đồng, tăng 18733,90 triệu đồng so với năm 2007 hay tăng 28,79%. Tới năm 2009, chi phí này tăng lên mức 115212,15 triệu đồng, tăng 31409,95 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 37,48%. Nguyên nhân là từ năm 2007 đến năm 2009 Nhà máy luôn tăng quy mô về sản xuất nên tăng cường thu mua nguyên liệu sắn đầu vào đồng thời các chi phí về điện, dầu, than … phục vụ cho sản xuất cũng tăng lên.

Chi phí nhân nhân công trực tiếp: Chi phí này cũng biến động mạnh. Năm 2007,

chi phí nhân công là 1096,39 triệu đồng sang năm 2008 là 1321,92 triệu đồng, tăng 225,53 triệu đồng so với năm 2007 hay tăng 20,57%. Tới năm 2009, chi phí này là 5058,62 triệu đồng, tăng 282,67%. Nguyên nhân là do lạm phát tăng, đồng tiền mất giá nên giá thuê lao động và các khoản phụ cấp khác đều tăng.

Chi phí sản xuất chung: Chi phí này bao gồm các loại chi phí trong phân xưởng

sản xuất như chi phí công cụ dung cụ, khấu hao tài sản cố định, … Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tổng chi phí của Nhà máy. Ta thấy năm 2007, chi phí sản xuất chung là 9243,21 triệu đồng, sang năm 2008, chi phí này là 10213,93 triệu đồng, tăng 10,50% so với năm 2007. Tới năm 2009, chi phí này tăng lên mức 14618,76 triệu đồng, tăng 43,13% so với năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng của chi phí này trong cơ cấu đã

Bảng 9: Tình hình thực hiện chi phí SXKD của Nhà Máy qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng chi phí 82153,69 100 107262,7 0 100 146939,1 4 100 25109,0 1 30,56 37676,44 36,99 Chi phí NVL TT 65068,30 79,20 83802,20 78,13 115212,15 78,41 18733,90 28,79 31409,95 37,48 Chi phí nhân công TT 1096,39 1,33 1321,92 1,23 5058,62 3,44 225,53 20,57 3736,70 282,67 Chi phí SX chung 9243,21 11,25 10213,93 9,52 14618,76 9,95 970,72 10,50 4404,83 43,13 Chi phí tài chính 4123,02 5,02 6543,38 6,10 4007,24 2,73 2420,36 58,70 -2536,14 -38,76 Chi phí bán hàng 590,42 0,72 2415,83 2,25 4128,28 2,81 1825,41 309,17 1712,45 70,88 Chi phí QLDN 2012,34 2,45 2953,91 2,75 3808,72 2,59 941,57 46,79 854,81 28,94 Chi phí khác 20,01 0,03 11,50 0,02 105,37 0,07 -8,51 -42,53 93,87 816,26

giảm xuống, chứng tỏ Nhà máy đã cố gắng giảm cơ cấu chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí để chi phí này ở mức thấp nhất có thể.

Chi phí tài chính: Chi phí này chủ yếu khoản lãi mà Nhà máy phải trả cho nguồn

vốn vay từ các cá nhân, tổ chức hay là chi phí vốn vay. Chi phí này năm 2007 là 4123,02 triệu đồng chiếm 5,02% trong cơ cấu tổng chi phí của Nhà máy, sang năm 2008 là 6,10% nhưng đến năm 2009, chi phí này là 4007,24 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 38,76%. Mặc dù, trong năm này nguồn vốn vay của Nhà máy tăng lên mà chi phí tài chính lại giảm chứng tỏ Nhà máy đã cố gắng tiếp cận thành công với gói hỗ trợ tài chính của Nhà nước ta trong thời gian qua.

Chi phí bán hàng: Qua 3 năm chi phí bán hàng có chiều hướng tăng lên vì công tác

tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy tăng lên với khối lượng tiêu thụ ngày càng nhiều và san phẩm được chào bán cả trong nước và nước ngoài. Năm 2007, chi phi bán hàng mới chỉ có 590,42 triệu đồng; sang năm 2008, chi phí này là 2415,83 triệu đồng, tăng 1825,41 triệu đồng so với năm 2007 hay tăng 309,17%; đến năm 2009, chi phí này là 4128,28 triệu đồng, tăng 70,88% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công tác bán hàng luôn được ban lãnh đạo Nhà máy quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2007, Nhà máy bỏ ra 2012, 34 triệu đồng cho

công tác quản lý; sang năm 2008, chi phí này tăng lên mức 2953,91 triệu đồng, tăng 46,79% so với năm 2007. Tới năm 2009, chi phí này là 3808,72 triệu đồng, tăng 28,94% so với năm 2008. Sở dĩ như vậy là do yêu cầu công tác, họp, hội nghị tăng lên đồng thời để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao công tác quản lý, Nhà máy đã mua thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho các phòng ban hoạt động tốt hơn.

Bên canh đó, các khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ chưa tới 0,1% trong cơ cấu tổng chi phí. Khoản chi phí này chủ yếu là chi phí thanh lý, nhượng bán; nó phát sinh nhiều nhất trong năm 2009 với 105,37 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy tinh bột sắn intimex trực thuộc công ty cổ phần INTIMEX, bộ công thương (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w