- Xét theo trình độ: Qua 3 năm cho thấy chất lượng lao động của Nhà máy
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
Phân tích các chỉ tiêu tổng quát cho phép ta kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình SXKD, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố vào quá trình SXKD trong một thời kỳ nhất định. Để hiểu rõ cụ thể ta phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả SXKD tổng hợp của Nhà máy qua số liệu ở bảng 11:
Doanh lợi tiêu thụ
Nếu năm 2007, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 4,37 đồng lợi nhuận thì năm 2008 tăng lên mức 6,74 đồng, tăng 54,22% so với năm 2007. Tới năm 2009, chỉ tiêu này là 5,43% tức 100 đồng doanh thu tạo ra 5,43 đồng lợi nhuận giảm 1,31 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là chi phí sản xuất tăng 36,99% cao hơn mức tăng doanh thu đã làm cho lợi nhuận giảm. Qua phân tích ta thấy doanh lợi tiêu thụ vẫn còn thấp, do đó Nhà máy cần có biện pháp để tăng doanh thu và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của mình trong thời gian tới.
Lợi tức trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản mà xí nghiệp đã đầu tư, đồng thời cũng thể hiện kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy trong kỳ. Xem bảng số liệu ta thấy, lợi tức trên tổng tài sản là có xu hướng biến động phức tạp. Năm 2007 cứ đầu tư 100 đồng tài sản thì thu được 8,65 đồng lợi nhuận, và năm 2008 tăng lên mức 17,79 đồng tăng 9,14 đồng so với năm 2007 nhưng tới năm 2009, chỉ tiêu này giảm xuống còn 17,17 đồng, giảm 3,47% so với năm 2008. Nguyên nhân là tốc độ tăng lợi nhuận ( 8,81%) thấp hơn so với tốc độ tăng của việc đầu tư tài sản ( 12,72%), ngoài ra chi phí lãi vay hàng năm cũng tăng lên. Với kết quả này thì hiệu quả mà tổng tài sản mang lại vẫn chưa cao; vì thế, Nhà máy phải có kế hoạch sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản để nâng cao chỉ số này lên nữa.
Bảng 11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Doanh thu Tr.đ 85910,83 115020,41 155380,61 29109,58 33,88 40360,20 35,09 2. Tổng chi phí Tr.đ 82153,69 107262,70 146939,14 25109,01 30,56 37676,44 36,99 3. Lợi nhuận Tr.đ 3757,14 7757,71 8441,47 4000,57 106,48 683,76 8,81 4. Tổng tài sản Tr.đ 43413,22 43617,98 49167,46 204,76 0,47 5549,47 12,72 5. VCSH Tr.đ 3892,42 6443,52 6130,11 2551,10 65,54 -313,41 -4,87
Doanh lợi tiêu thụ (3/1) % 4,37 6,74 5,43 2,37 54,22 -1,31 -19,45
Lợi tức trên tổng tài sản (3/4) % 8,65 17,79 17,17 9,14 105,51 -0,62 -3,47
Doanh lợi VCSH (3/5) % 96,52 120,40 137,71 23,88 24,73 17,31 14,38
Tỷ trọng CP/DT (2/1) Lần 95,63 93,26 94,53 -2,47 -2,48 1,31 1,41
Qua bảng số liệu phân tích ta thấy, chủ sở hữu bỏ ra 100 đồng vốn vào sản xuất thì mang lại 96,52 đồng lợi nhuận vào năm 2007 và được 120,40 đồng vào năm 2008, tăng 23,88 đồng so với năm 2007 hay tăng 105,51%. Tới năm 2009, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đạt mức 137,71% tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào tái đầu tư thì thu được 137,71 đồng lợi nhuận, tăng 24,73 đồng so với năm 2008. Điều này chứng tỏ Nhà máy đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có hiệu quả cao và Nhà máy cần phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Tỷ trọng chi phí/doanh thu
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu với chi phí mà Nhà máy bỏ ra để SXKD. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này vào năm 2007 là 95,63% tức trong 100 đồng doanh thu có 95,63 đồng chi phí, sang năm 2008 là 93,26 đồng, giảm 2,48 đồng so với năm 2007. Điều này chứng tỏ Nhà máy đã cố gắng giảm tỷ trọng chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Tới năm 2009, chỉ tiêu này lại tăng nhẹ lên mức 94,53 đồng, tăng 1,31 đồng so năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí. Vì vậy, trong những năm tới, Nhà máy cần giảm tỷ trọng này xuống bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.