Tủ cấp đông nhanh IQF

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng quá trình bảo quản thủy sản lạnh tại công ty, trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 45 - 48)

4. lớp poly styrolpho

5.6.3 Tủ cấp đông nhanh IQF

- Sơ đồ cấu tạo:

6-Bình tách lỏng; 7-van tiết lưu; 8-Tủ cấp đông ;9-Bình thu hồi dầu;10- Bình trung gian;11-Bể nước xả băng;12-Bơm xả băng;13-Bơm giải nhiệt.

- Nguyên lí hoạt động:

Hệ thống băng chuyền phẳng, Vì máy nén có tỷ số nén cao nên phải sử dụng chu trình 2 cấp nén.

Hơi môi chất sẽ được máy nén hạ áp nén lên bình trung gian, tại đây môi chất sẽ được làm mát trung gian, sau khi được làm mát trung gian xong hơi môi chất được máy nén cao áp hút vế và tiếp nén cao áp.

Hơi sau khi nén cao áp đi vào bình tách dầu, tại đây, dầu sẽ được tách ra khỏi hơi môi chất để trở về lại máy nén tránh trường hợp máy nén thiếu hay dầu sẽ theo hơi môi chất vào các thiết bị trao đổi nhiệt sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.

Sau đó, môi chất sẽ đi vào bình ngưng tụ, bình ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt ngược dòng nên lỏng môi chất được quá lạnh ngay ở thiết bị ngưng tụ, đây là bình ngưng ống chùm nằm ngang, tại bình ngưng lỏng môi chất sẽ được làm mát bằng nước nhờ tháp giải nhiệt, sau khi hơi môi chất được làm mát thành lỏng đi qua bình chứa cao áp, đường ống nối tiếp từ bình ngưng xuống bình chứa cao áp đó là đường ống cân bằng áp.

Bình chứa cao áp dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt của thiết bị ngưng tụ duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu, sau đó lỏng sẽ qua mắt gas và tiết lưu tự động, nhờ mắt gas mà chúng ta có thể biết lượng gas trong hệ thống đủ hay thiếu, hoặc gas có lẫn tạp chất.

Lỏng tiếp tục đi theo ống dẫn lỏng đi qua phin lọc, khi qua đây thì các cặn bẩn cơ học, nước, các axit sẽ được loại trừ, lỏng qua phin sấy lọc rồi qua van điện từ, van điện từ với nhiệm vụ đóng mở nhầm cung cấp dịch cho tiết lưu hoặc ngưng cấp dịch cho tiết lưu.

hở giữa chốt và than van nhầm khống chế mức dịch vào bình trung gian vừa đủ và duy trì, hơi đầu ra của bình trung gian có một mức độ thấp nhất, lỏng qua van tiết lưu vào bình trung gian, với nhiệm vụ duy trì mức dịch luôn ổn định và trên bình có gắn van phao để khống chế mức dịch cực đại trong bình. Môi chất tiếp tục đi qua van điện từ vào van tiêt lưu để điều chỉnh quá trình cấp dịch cho hệ thống, trước khi vào băng chuyền thì môi chất lỏng phải vào van tiết lưu, ở đây ta dùng van tiết lưu cân bằng ngoài ( vì trở lực của coil lạnh lớn và vì sự chênh áp giữa áp suất trước khi vào coil lạnh và áp suất trước khi ra khỏi coil lạnh lớn vì lý do đó nên phải sử dụng van tiết lưu cân bằng ngoài với đường ống lấy áp suất tín hiệu ở đầu ra của coil lạnh ), van tiết lưu nhiệt có đầu cảm biến đặt đường ống hút phía sau coil lạnh, trong bầu cảm biến có chứa môi chất, khi mà nhiệt độ của môi chất trong dàn lạnh sẽ tăng lên thì môi chất trên trong bầu cảm biến sẽ nở ra và tác dụng lên màng của van tiết lưu nhiệt làm cho van mở ra và cấp dịch cho coil lạnh với bầu cảm biến nhiệt đặt trên đường ống hút phía sau coil lạnh, khi mà nhiệt độ của môi chất ra khỏi băng chuyền tăng lên thì môi chất trong bầu cảm biến nhiệt sẽ nở ra và tác dụng lên màng của van tiết lưu nhiệt làm cho van mở ra và cấp dịch cho coil lạnh.

Trong trường hợp ngược lại nếu gas sau khi ra khỏi dàn lạnh có nhiệt độ thấp thì van tiết lưu sẽ đóng bớt lại, lượng dich cung cấp cho coil lạnh sẽ giảm, ở hệ thống băng chuyền này ta dùng chất tải lạnh là không khí, khi môi chất vào coil lạnh thì chúng sẽ trao đổi nhiệt với lương gió do các quạt lạnh thổi ra, lượng gió này sau khi được làm lạnh sẽ được các bec phun, phun các tia khí lạnh với tốc độ cao hướng trực tiếp lên mặt trên và mặt dưới của sản phẩm, thổi hơi nóng bao bọc quanh sản phẩm đẩy nhanh quá trình trao đổi nhiệt.

Tách lỏng dòng gas hút về máy nén, lượng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn nếu sử dụng bình tách lỏng thì không có khả năng tách hết, rất dễ gây ngập lỏng.

Mục đích của việc tách lỏng này nhằm không cho các môi chất lỏng về máy nén gây va đập thủy lực hư hỏng máy nén. Hơi môi chất sau tách lỏng sẽ được hút về lại máy nén thấp áp, chu trình mới sẽ được lập lại tiếp tục.

- Quy trình vệ sinh dây chuyền IQF: Tắt cấp dịch IQF mở cửa buồng lạnh

Để máy chạy rút hết gas về buồng chứa của hệ thống, áp suất hút nhỏ hơn 0 kg/cm3

Cho chạy quạt giàn lạnh trong khoảng một giờ trở lên, để nhiệt độ ở buồng cấp đông tăng lên 200C

Bật bơm xả đá của băng tải nạp liệu, đồng thời cho băng tải chạy để nước làm tăng nhiệt độ và làm sạch sơ bộ băng tải.

Dùng bơm nước cao áp chuyên dùng xịt rửa băng tải và nền buồng IQF Dùng chổi nhựa quét nền buồng sạch sẽ các sản phẩm rơi rớt lại dưới nền cũng như ở băng tải.

Lấy nước clorin pha loãng 50% rửa lại lần cuối cho băng tải nạp liệu, sau đó dùng chổi nhựa quét nước đọng ở buồng IQF

Không đóng cửa buồng và cho chạy quạt giàn lạnh từ 15-30 phút để khô ráo buồng lạnh cũng như băng tải.

Kiểm tra buồng lạnh và băng tải thật khô ráo không còn nước kiểu giọt thì đưa dây chuyền vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng quá trình bảo quản thủy sản lạnh tại công ty, trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w