Đánh giá thực trạng tình hình bảo quản thuỷ sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng quá trình bảo quản thủy sản lạnh tại công ty, trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 48 - 50)

4. lớp poly styrolpho

5.7Đánh giá thực trạng tình hình bảo quản thuỷ sản

- Qua quá trình tìm hiểu tình hình bảo quản thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tôi nhận thấy : Do nguyên liệu đánh bắt xa bờ nên sau

nguyên liệu người dân đã bảo quản trực tiếp nguyên liệu bằng nước đá lạnh đây là phương pháp bảo quản đơn giản, chi phí cũng thấp nhưng hiệu quả mang lại khá cao, tốc độ làm lạnh phụ thuộc vào lượng nước đá cho vào, hình dạng kích thước đá và nhiệt độ xung quanh.

Bảo quản bằng phương pháp này khi nước đá tan ra sẽ làm cho nhiệt độ nguyên liệu hạ xuống, khi nước đá chảy ra cũng đồng thời tẩy đi chất máu nhiễm bẩn và vi sinh vật bám trên nguyên liệu.

Ngoài ra để tăng khả năng làm lạnh của nước đá có thể dùng nước đá và muối ăn để bảo quản, phương pháp này được người dân thực hiện bằng cách cho một lớp hỗn hợp muối đá rồi một lớp cá vào thùng ướp là được (thường sử dụng nước đá vảy hoặc đá vụn )

Tuỳ theo thời gian bảo quản dài hay ngắn tàu đánh bắt xa hay gần cảng mà tăng hay giảm nhiệt độ bảo quản, ngoài ra đối với những thuyền đánh cá lớn phương tiện hiện đại, trang thiết bị đầy đủ đánh bắt dài ngày và xa cảng thường sử dụng kho lạnh để bảo quản.

Tuy nhiên do ý thức về đảm bảo chất lượng thuỷ sản chưa cao nên trong quá trình bảo quản sử dụng dụng cụ chứa còn thô sơ, nước bảo quản nguyên liệu thường để lâu dài không thay nước, thao tác quầy quật còn thô sơ làm cho nguyên liệu bị xay xát bầm dập, nước đá sử dụng để bảo quản không sạch và bảo quản không đúng cách, nguyên liệu trước khi bảo quản không rửa sạch còn nhiễm rác bẩn.

Chính những nguyên nhân trên mà ngư dân xem là nhỏ nhặt này lại ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản làm thất thoát đi lượng lớn thuỷ sản do không sử dụng được và một lượng thuỷ sản tuy chưa đến nổi ươn hỏng nhưng chất lượng không đảm bảo khi nhập kho công ty nên được đem tiêu thụ tại các chợ.

tổ trưởng có nhiệm vụ xác định nguồn gốc, cách bảo quản, trình trạng vệ sinh dụng cụ chứa, xem xét hồ sơ của người cung cấp nguyên liệu, kiểm soát nhiệt độ bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển, kiểm tra nhiệt độ nguyên liệu đối với những lô có ngi ngờ, sau khi kiểm tra tổ trưởng phục vụ phân công công nhân bốc dỡ nhanh nhẹ nhàng chuyển nguyên liệu đến bàn tiếp nhận

Nguyên liệu sau khi tiếp nhận chế biến xong thì được đem bảo quản trong các kho lạnh, các tủ đông của công ty, các kho lạnh này có khả năng dự trữ bảo quản nguyên liệu khi rộ mùa như vậy không còn hiện tượng thừa nguyên liệu chế biến khi đang thời vụ đánh bắt hay thiếu nguyên liệu khi đã hết thời vụ, điều này có ý nghĩa to lớn trong sự hoạt động của nhà máy chế biến đồng thời bình ổn giá cả của nguyên liệu trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng quá trình bảo quản thủy sản lạnh tại công ty, trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 48 - 50)