2.5.1.1. Môi trường vĩ mô:
Yếu tố kinh tế:
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển rất đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đều tăng bình quân trên 6% qua các năm, đặc biệt trong tình hình khủng hoản tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu trong các năm gần đây.
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người của cả nước và TP HCM
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Cả nước (%) 7.69% 8.40% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% TP HCM (%) 11.70% 12.20% 12.20% 12.60% 10.70% 8.00% 11.80%
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao hơn gần 4% tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010.
Kinh tế đất nước tăng trưởng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi lại ngày một căng cao. Người dân mong muốn có được phương tiện vận chuyển ngày một tốt hơn, tiện nghi hơn, thoải mái hơn, hiện đại hơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, Tổng công ty Cơ khí Giao thôn Vận tải Sài Gòn cần tập trung nguồn lực, đầu tưđổi mới trang thiết bị sản xuất, lắp ráp ngày càng hiện đại
Yếu tố dân số:
Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số
cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người. Tốc độ
tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%. Trong tổng dân số, dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số, do đó nhu cầu đi lại của người dân trong các đô thị hiện là rất lớn. Mạng lưới xe buýt đô thị là bộ phận giao thông quan trọng của đô thị, tuy nhiên hiện tại, mạng lưới xe buýt chỉ mới đáp ứng khoảng 7%
nhu cầu đi lại của người dân. Khi dân số tăng lên, kèm theo là nhu cầu đi lại của người dâng ngày một tăng cao, số tuyến và số xe buýt cũng tăng lên đểđáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là cơ hội rất lớn để Tổng công ty mở rộng sản xuất,
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Yếu tố chính trị-pháp luật:
Đây là yếu tố hết sức quan trọng để Tổng công ty tồn tại và phát triển. Một nền kinh tế chính trị ổn định bên cạnh các chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển nền công nghiệp cơ khí ô tô đã tạo niềm tin cho Tổng công ty yên tâm đầu tư
phát tiển mở rộng sản xuất.
Tình hình chính trị nước ta rất ổn định, Việt Nam được coi là nước có một nền chính trị ổn định nhất trong khu vực. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn; tích cực tham dự và có đóng góp thực chất cho nhiều cơ chế, diễn
đàn hợp tác khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, chúng ta vừa đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và hiện đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Liên minh Nghị
viện ASEAN (AIPA) với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Vị thế
quốc tế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Đảng và nhà nước ta luôn chủ trương đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp cơ
khí Việt Nam, trong đó ngành công nghiệp cơ khí ô tô đã được Chính phủ Việt Nam xem là ngành công nghiệp mũi nhọn, cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng được khẳng định trong Quyết
định số 175/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã dành nhiều ưu đãi
đặc biệt cho ngành công nghiệp ô tô. Bên cạnh các cơ chế ưu đãi chung theo quy
định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô còn được áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện và thuế tiêu thụđặc biệt dành riêng cho ngành.
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng gia tăng áp lực giao thông, nhất là tại các đô thị lớn của cả nước, Đảng và nhà nước luôn chú trọng đến sự phát triển loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt. Nhu cầu và áp lực giao thông ngày càng tăng thì hoạt động xe buýt vẫn luôn khẳng định được là một loại hình vận tải hiệu quả
với năng lực vận chuyển cao, chiếm dụng diện tích mặt đường thấp, và tiêu thụ
nhiên liệu thấp. Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng đề án “Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2010-2020”, theo kế hoạch sẽ trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2010. Theo đó đến 2020, xe buýt Hà Nội
đảm nhiệm 20-25% lưu lượng, xe buýt thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm 18-20% lưu lượng hành khách đi lại. Hiện nay có 49 tỉnh thành có vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, mục tiêu phấn đấu đến 2020 là toàn bộ 63 tỉnh, thành có vận tải khách công cộng bằng xe buýt. Nội dung của dự thảo bao gồm: quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt của các tỉnh, thành phố, đầu tư phương tiện, ưu tiên đầu tư
hạ tầng cho vận tải bằng xe buýt, quản lý chất lượng dịch vụ, tuyên truyền nhân dân
đi lại bằng xe buýt và cơ chế chính sách phát triển vận tải khách bằng xe buýt. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt giai đoạn 2010-2020 để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại hiện tại và trong tương lai, góp phần hạn chếđược vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn khi nhu cầu
đi lại của người dân tăng. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung quy hoạch mạng lưới xe buýt hiện có, kết hợp với đầu tư các tuyến xe buýt nhanh
để vận chuyển khối lượng lớn, đảm bảo kết nối cho hệ thống đường sắt đô thị, tàu
điện ngầm trong tương lai, ưu tiên phát triển các tuyến xe buýt kế cận kết nối với các đô thị vệ tinh. Đối với các tỉnh miền núi cần nghiên cứu lập quy hoạch để đưa dịch vụ xe buýt đến các huyện, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Yếu tố về công nghệ:
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được hình thành muộn và phát triển chậm so với các nước trong khu vực và trên thế giới, khi xu hướng toàn cầu hóa trong ngành ô tô diễn ra nhanh và rộng trên thế giới, khoa học công nghệ trong lĩnh vực ô tô đã có bước phát triển vượt bậc với việc áp dụng các thành tựu mới nhất trong lĩnh
vực điện tử, tin học, vật liệu, nhiên liệu mới. Trong khi đó phần lớn các nhà máy ô tô ở Việt Nam sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín với công nghệ lạc hậu, chủ yếu thực hiện lắp ráp theo hình thức CKD và đầu tư các dây chuyền công nghệ
giống nhau cho tất cả các công đoạn hàn, tẩy rửa, sơn, lắp ráp.
Cơ khí Việt Nam chưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, chưa đúc được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ gia công như cán, dập, ép, rèn cũng còn yếu kém. Trong gia công kim loại bằng cắt gọt vẫn sử dụng các loại máy công cụ lạc hậu, phương pháp công nghệ cũ, trình độ tự động hóa thấp. Vài năm gần đây tuy số lượng máy tiện, phay, khoan, mài,…tăng nhiều nhưng chưa tạo ra thay đổi vượt bậc trong gia công chính xác cao.
Công nghệ hàn đã tiếp cận được trình độ tiên tiến của thế giới như hàn theo chương trình số, hàn trong môi trường có khí bảo vệ…
Công nghệ sơn, mạ đã có những dây chuyền, thiết bị mạ tiên tiến, điều khiển tự động theo chương trình trong đại đa số các đơn vị liên doanh với nước ngoài. Một số công ty trong nước đã ứng dụng phổ biến sơn tĩnh điện khô, sơn tĩnh điện nước, nâng cao chất lượng của lớp sơn..
Khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt các sản phẩm cơ khí còn yếu đã
ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các chi tiết thành phẩm.
2.5.1.2. Môi trường vi mô:
Các đối thủ cạnh tranh:
– Vinamotor (Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam):
Vinamotor là một đối thủ cạnh tranh mạnh, được trang bị những công nghệ
sản xuất tiên tiến, năng suất cao. Vinamotor chọn hãng ôtô Hyundai (Hàn Quốc) và Tập đoàn ôtô số 1 Trung Quốc để hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất ôtô buýt. Có khả năng sản xuất 20000 chiếc mỗi năm. Giá thành của các xe chỉ bằng 60% giá xe cùng loại nhập khẩu. Vinamotor đã đề ra mục tiêu cho 10 năm tới là trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, lấy sản phẩm ô tô là trọng điểm. Mục tiêu đến năm 2015
đáp ứng 80% nhu cầu xe khách, xe buýt với tỷ lệ phần sản xuất trong nước đạt 80%, xuất khẩu đạt 20%.
Vinamotor sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm sản xuất phụ
tùng như: sản xuất và lắp ráp động cơ, hộp số, cầu chủ động nhằm nâng cao tỷ lệ
nội địa hóa. Vinamotor đã xác định sẽ tập trung vào sản phẩm xe khách, xe buýt từ
16 chỗ ngồi trở lên. Là một công ty có khả năng tài chính mạnh với doanh thu năm 2009 đạt 5.8750 tỷđồng, trong đó sản xuất công nghiệp đạt 5.450 tỷđồng.
Vinamotor tập trung đầu tư cho các chương trình sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô mà trọng tâm là các linh kiện phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao như: động cơ, hộp số, cầu chủđộng, hệ thống phanh, hệ thống lái... nhằm mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ
phần sản xuất trong nước của các sản phẩm mang thương hiệu Transinco đạt hơn 80%.
– Vidamco (Công ty Daewoo Việt Nam):
Nhà máy DAEWOO Việt Nam được khởi công xây dựng tháng 10-2006 trên diện tích 82.490m2 thuộc phường Khai Quang (Vĩnh Yên) với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất 5.000 xe buýt/năm. Đến tháng 7-2007, Công ty chính thức hoàn thành giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư 7 triệu USD, công suất 500 xe/năm gồm xe buýt liên tỉnh (45 chỗ) và xe buýt nội tỉnh (34 chỗ), 100% linh kiện nhập khẩu từ
tập đoàn DAEWOOBUS (Hàn Quốc). Theo kế hoạch đến năm 2015, Công ty sẽ
hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, đảm bảo đúng công suất của dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt với nhiều chủng loại xe buýt khác nhau.
Hoàn thành xây dựng nhà máy xe buýt và chính thức đưa vào hoạt động với công suất 500 xe/ năm/ ca. Xe buýt Daewoo phục vụ cho việc vận chuyển hành khách liên tính đã được VIDAMCO giới thiệu trên thị trường. Với 02 mẫu xe buýt BS 105 và BS090, VIDAMCO trở thành nhà sản xuất xe buýt chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam VIDAMCO nhận đơn đặt hàng lớn từ Tổng công ty ô tô (GAMCO) – Irắc, xuất khẩu 525 xe buýt Daewoo BS106 sang Irắc. Hợp đồng xuất khẩu này được ký kết trong khuôn khổ chương trình hàng đổi hàng và dầu đổi lương thực giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Irắc. Tháng 1/ 2001, VIDAMCO huy động mọi nguồn lực bao gồm nhân lực, công nghệ và máy móc thiết bị để vận
hành dây truyền sản xuất xe buýt với công suất tối đa nhằm thực hiện lô hàng xuất khẩu trên.
– Vidabus (Công ty TNHH Xe buýt Daewoo Việt Nam):
Công ty TNHH Xe buýt Daewoo Việt Nam (Vidabus) thuộc Tập đoàn Daewoo - Hàn Quốc. Có dây chuyền lắp ráp xe buýt hoàn toàn bằng trang thiết bị
mang từ Hàn Quốc sang. Hiện nay, Vidabus đã sản xuất những xe buýt đầu tiên, tất cả đều sơn trắng, để tuỳ theo thị hiếu của khách hàng sẽ sơn lại màu như ý. Với phương châm thoả mãn tối đa sở thích của khách hàng, công ty sẽ trang bị nội thất xe theo yêu cầu chi tiết, vừa phù hợp với từng loại đường, từng cự ly vận chuyển, cũng như từng đối tượng đi xe, vừa phù hợp với khả năng kinh tế của khách hàng, tránh những thứ không cần thiết.
Vidabus đang xây dựng mục tiêu sản xuất hàng loạt xe buýt cỡ lớn và cỡ vừa, với chỉ tiêu 200 xe năm 2007, 500 xe năm 2010, phấn đấu đạt con số 1.000 xe vào năm 2015.
Sản phẩm xe buýt của Vidabus tập trung vào phân khúc thị trường xe buýt cao cấp hơn các sản phầm xe xe buýt được sản xuất trên thị trường Việt Nam. Công ty phải đạt tỉ lệ hàm lượng chế tạo trong nước trong năm 2007 là 24,93%. Tỉ lệđó sẽ
tăng dần từng năm, đểđến năm 2009 đạt ít nhất 41,93%, và năm 2010 đạt 49,13%. Với sản phẩm được làm ra từ công nghệ tiên tiến nhất, kết hợp với cách tiếp thị hiện đại, Vidabus sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xe buýt ở Việt Nam, và tiến tới sẽ xuất khẩu sang các nước ASEAN, vì các nước này đã ký kết hiệp định thương mại tự do, đồng thời cũng có nhu cầu ngày càng tăng về giao thông công cộng".
– Trường Hải:
Trường Hải là doanh nghiệp Việt Nam thứ hai sau Vinamotor sản xuất xe buýt phục vụ nhu cầu vận tải công cộng trong nước. Loại xe buýt do Trường Hải sản xuất có sức chứa 80 hành khách, được sản xuất theo mẫu Euro Hiclass của châu Âu, mới nhất tại thị trường Việt Nam đạt tiêu chuẩn khí thải Euro2. Xe có vỏ, khung xe và động cơ nhập từ Hyundai. Trong năm 2008, Trường Hải cho ra mắt dòng xe buýt
giường nằm (xe bus Thaco Kinglong) có kiểu dáng đẹp, sang trọng và tiện nghi hơn hẳn những loại xe bus đang lưu thông tại Việt Nam, được các công ty vận tải hành trong nước khách khá ưa chuộng.
Khách hàng:
Do đặc thù của sản phẩm là buýt do vậy người mua sản phẩm là các Hợp tác xã vận tải hành khách; các công ty du lịch, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường đại học có nhu cầu đưa đón sinh viên đi học tập, nghiên cứu. Với hệ thống phân phối tập trung nhiều ở Tp.HCM và được sự ủng hộ của ban lãnh đạo thành phố thì trong những năm vừa qua công ty tập trung vào những doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên thị trường Tp.HCM cũng như khu vực phía Nam. Tuy nhiên với sự lớn mạnh của Tổng công ty SAMCO, cũng như thương hiệu xe buýt của công ty
đã được khẳng định thì thị trường mà công ty hướng đến sẽđược mở rộng khắp cả
nước và xa hơn nữa sẻ là thị trường thế giới.
Hàng tháng, các bộ phận kinh doanh tiếp thị và dịch vụ thường xuyên gửi các phiếu thăm dò trực tiếp tới các khách hàng để lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp và nhận xét của khách hàng về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ của
đơn vị. Từ đó Tổng công ty SAMCO rút ra những kinh nghiệm và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Nội dung các phiếu thăm dò tập trung và việc tiếp nhận các góp ý của khách hàng về chất lượng sản phẩm, bao gồm : chất lượng về dịch vụ, chất lượng về kỹ
thuật, chất lượng về thẩm mỹ, chất lượng về tiện nghi, ...
Qua thu thập và phân tích các ý kiến thăm dò sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm xe buýt và xe chuyên dùng Tổng công ty SAMCO, năm 2010 đã thu thập được kết quả như sau:
Hình 2.2: Biểu đồ khảo sát sự hài lòng của khách hàng mua xe của Tổng công ty trong năm 2010
(nguồn: phòng kinh doanh Tổng công ty) Qua bảng trên ta thấy sản phẩm của Tổng công ty SAMCO thoả mãn hơn 90% nhu cầu của khách hàng, đó cũng là con số rất đáng mừng. Tổng công ty SAMCO ngày càng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Nhà cung cấp:
Hiện tại, nền công nghiệp phụ trợ sản xuất ô ô nước ta còn lạc hậu, do đó nền