Các cơ hội và nguy cơ của Tổng công ty 41.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm xe buýt của tổng công ty cơ khí giao thông vận tải sài gòn từ năm 2011 đến năm 2020 (Trang 54 - 58)

Các cơ hi:

• Các chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển nền công nghiệp ô tô trong nước, chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

• Khả năng phát triển ngành cơ khí không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn thâm nhập, vươn xa trong các nước và khu vực.

• Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về vận tải công cộng bằng xe buýt của thành phố và cả nước ngày càng lớn, nhận được sựđồng tình, hỗ trợ của xã hội và các sở ban ngành.

• Ngày càng có nhiều kênh huy động vốn: ngân hàng, xã hội, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, CBCNV…

• Nhu cầu về một môi trường sống văn minh, hiện đại của xã hội tạo điều kiện phát triển dòng sản phẩm xe buýt chủ lực của Tổng công ty SAMCO.

• Xu thế hợp tác, nhận chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp xe ô tô từ

các nước có nền công nghiệp sản xuất ô tô tiên tiến trên thế giới.

Các nguy cơ:

• Sự phục hồi của nền tài chính thế giới còn chậm, khả năng lạm phát có thể tăng trở lại.

• Sự biến động của thị trường lãi suất, thị trường tiền tệ ảnh hưởng kế

hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư thiết bị, phương tiện vận tải của công ty và của khách hang.

• Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kèm theo đó là những ưu đãi từ các chính sách thuế quan sẽ tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các dòng sản phẩm nhập khẩu.

• Các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề ngày càng phát triển cả về số

lượng và chất lượng.

• Khó khăn về tài chính trong nước kéo theo việc gia tăng áp lực về các khoản nợ khó đòi, hàng tồn kho.

• Xe buýt sử dụng khí nén CNG, xe buýt chạy điện là xu hướng phù hợp với chủ trương bảo vệ môi trường của thế giới hiện nay.

• Nhân sự có trình độ và tay nghề cao ngày càng bị thu hút bởi các các công ty có công nghệ và thu nhập vượt trội.

• Các ngành công nghiệp phụ trợ ô tô trong nước chưa đủ mạnh, thường xuyên bị phụ thuộc vào các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu.

• Kể từ năm 2010, Tổng công ty SAMCO sẽ chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, theo đó sẽ mất dần vị thếưu tiên trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng.

2.5.2. Phân tích môi trường bên trong: 2.5.2.1. Ngun nhân lc:

Tổng số CB-CNV công ty mẹ Tổng công ty SAMCO là 1120 người, trong đó tỷ lệ nghiên cứu sinh, thạc sỹ chiếm 2.25% tổng số CB-CNV, tỷ lệ cán bộ công nhân viên trình độ cử nhân, kỷ sư là 25.26%, trung cấp, cao đẳng là 9.11%, công nhân bậc 5/7 trở lên là 26.78%, công nhân thời vụ trình độ bậc dưới 5/7 chiếm tỷ lệ

26.78%, trình độ khác chiếm 5.35%. Bên cạnh đó, lao động có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 83.6%, tỷ lệ từ 40 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 15.3%. Do cơ cấu lực lượng cao động trẻ có trình độ cao chiếm tỷ lệ cao trong tổng công ty nên khả năng nắm bắt công việc và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất rất nhanh.

Bng 2.8: Cơ cu lao động trong Tng công ty

Phân loi v trình độ S lượng T l (%)

Nghiên cứu sinh, thạc sĩ 25 2.25 %

Kỹ sư, Cử nhân 283 25.26%

Trung cấp, Cao đẳng các ngành 102 9.11 % Công nhân bậc 5/7 trở lên 350 31.25 % Công nhân bậc dưới 5/7 300 26.78 %

Trình độ khác 60 5.35 %

Tng cng: 1120 100 %

(Nguồn: phòng nhân sự Tổng công ty)

Bên cạnh đó, Tổng công ty luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục phát triển người lao động. Tổng Công ty luôn mở những khoá đào tạo tại chỗ cho người lao

động có nhu cầu hoặc trình độ chưa đáp ứng được cho công việc hiện tại (lớp kỹ

năng quản lý, kiểm soát công việc, kỹ thuật viên đồng, sơn, điện…). Phát động những phong trào phát huy sáng kiến làm lợi cho Tổng công ty và tập thể có khen thưởng xứng đáng, kịp thời cho những sáng kiến hữu ích. Đưa cán bộ công nhân viên đi đào tạo những khoá dài hạn và ngắn hạn tại nước ngoài hoặc tại những hãng ôtô hàng đầu tại Việt Nam. Yêu cầu anh em công nhân đi học bổ túc văn hóa miễn phí, có sự kiểm tra giám sát của Tổng công ty. Thi nâng bậc lương cho khối trực tiếp và khối gián tiếp theo qui định và định kỳ đã cam kết trong thỏa ước lao động tập thể.

Hình 2.3: Biu đồ s khóa đào to ca Tng công ty 2008-2010

Hình 2.4: Biu đồ s chi phí đào to ca Tng công ty 2008-2010

Ngoài việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch thông qua các chương trình đào tạo cho đội ngũ các bộ công nhân viên Tổng công ty còn tạo lập một môi trường làm việc thích hợp cho người lao động, (về điều kiện môi trường làm việc và các trang thiết bị hỗ trợ trong quá

trình thực hiện công việc) kích thích tinh thần say mê nghề nghiệp, tự hào và tin tưởng sự lớn mạnh của công ty.

Để người lao động thực sự gắn bó với doanh nghiệp, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả và có thu nhập tương xứng, Tổng công ty đã xây dựng các chính sách khuyến khích người lao động: quy chế trả lương, quy chế thi đua khen thưởng, chi tiêu phúc lợi, thỏa ước lao động tập thể. Các quy chế này thường xuyên

được đánh giá, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thông qua ý kiến của CBCNV trong đại hội CBCNV hằng năm hoặc phiếu khảo sát thỏa mãn CBCNV.

Các quy định của Nhà nước về ký hợp đồng lao động, chế độ trả công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm con người, nghỉ thai sản, ốm đau, phép năm, chế độ trong ngày đi họp, học tập, trợ cấp khó khăn, tham quan, nghỉ dưỡng sức, bồi dưỡng độc hại... đều được Tổng công ty thực hiện đầy đủ và vận dụng giải quyết theo hướng có lợi cho người lao động.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm xe buýt của tổng công ty cơ khí giao thông vận tải sài gòn từ năm 2011 đến năm 2020 (Trang 54 - 58)