Giải pháp về quản trị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 76.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm xe buýt của tổng công ty cơ khí giao thông vận tải sài gòn từ năm 2011 đến năm 2020 (Trang 89)

3.3.1.1. H thng làm vic.

• Để tổ chức bộ máy làm việc có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường: Tổng công ty phải thường xuyên xem xét tính hợp lý trong mối quan hệ, phối hợp giữa các đơn vị và phòng ban, bộ

phận trực thuộc và đều chỉnh thông qua các quy định phân cấp, quy chế làm việc, quy chếủy quyền.

• Để thúc đẩy sự hợp tác, sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình làm việc: Bên cạnh các tổ chức cố định, Tổng công ty cần thành lập các tổ

hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm gọn nhẹ linh hoạt, nâng cao năng suất chất lượng để thõa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.

• Để khuyến khích người lao động phát triển và sử dụng đầy đủ tiềm năng:Tổng Công ty cần xây dựng quy chế quản lý sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đồng thởi thành lập Hội đồng sáng kiến để phát triển phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất kinh doanh trong toàn công ty mẹ.

• Để quản lý kết quả của người lao động: Tổng Công ty đã ban hành các quy chế tuyển dụng đào tạo, quy chế làm việc, nội quy lao động, quy chế trả lương, thủ tục nâng lương, các qui định về công tác an toàn vệ

sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và quy chế thi

đua khen thưởng với quy trình, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để áp dụng chung cho các đơn vị, tập thể và CBCNV trong toàn Tổng công ty.

• Để đảm bảo quá trình thông tin, hợp tác, chia sẻ kỹ năng, kiến thức: Tiến hành các đợt khảo sát, kiểm tra, đánh giá nội bộ Tổng công ty để

rút kinh nghiệm, tìm ra những tập thể, cá nhân điển hình để nhân rộng các giải pháp, các gương điển hình tiến tiến trong toàn Tổng công ty qua việc biểu dương, khen thưởng, đồng thời tiến hành sửa đổi bổ

sung nhằm hòan thiện các tiêu chuẩn, qui định quản lý và đưa vào áp dụng cho mọi CB-CNV, chia sẻ kiến thức với nhau.

• Để xác định các đặc tính và kỹ năng mà người lao động cần đạt: Tổng công ty cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc và tuyển dụng lao động theo quy chế đã ban hành nhằm lựa chọn những người lao động đảm bảo chất lượng theo nhu cầu và tiêu chuẩn chức danh công việc từ nhiều nguồn thông tin (phỏng vấn, kiểm tra trình

độ, sát hạch tay nghề). Xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho từng chức danh, bộ phần, phòng ban.

Việc xác định nhu cầu đào tạo được triển khai dựa vào chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, quy mô sản xuất, sự thay đổi về công nghệ, yêu cầu khách hàng hoặc thông qua kết quả hoạt động đánh giá, khắc phục phòng ngừa và việc xác định khác biệt giữa năng lực hiện tại của nhân viên và yêu cầu mong đợi của Tổng công ty.

Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty, trưởng các phòng ban chức năng thường xuyên tiến hành xem xét và cung cấp đào tạo (hàng năm Tổng công ty đều xây dựng kế hoạch đào tạo), đảm bảo rằng các nhân viên hiểu được mối liên quan và tầm quan trọng của họđối với các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng nhằm thỏa mãn khách hàng và đạt được các mục tiêu mong muốn. Tổng Công ty ý thức rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, là chìa khóa cho mọi sự thành công và xác định con người là vốn quí giá nhất của Tổng công ty.

• Đánh giá hiu quảđào to

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế đối với những khóa học về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật được thực hiện gián tiếp (quá trình làm việc, công việc được giao) bởi chính lãnh đạo trực tiếp của học viên thông qua kết quả lao động của từng người. Đối với các khóa học mang tính chất hướng dẫn thực hành thiết bị có thể đánh giá ngay sau khi kết thúc vì học viên sẽ

thực hành trên thiết bị.

Hàng năm Tổng công ty cần tiến hành đánh giá chất lượng nguồn lao động

để nắm được tình hình lao động thực tế và phục vụ thực hiện mục tiêu chất lượng, sắp xếp lại lao động cho hợp lý và có kế hoạch đào tạo nâng cao kịp thời.

Đánh giá việc huấn luyện và đào tạo do trực tiếp lãnh đạo Tổng công ty và các giám đốc các xí nghiệp tiến hành thường xuyên hằng quý, hằng năm thông qua việc đánh giá và phân tích các chỉ tiêu kết quả:

+ Mức độ hoàn thành công việc

+ Tỷ lệ sai hỏng

+ Mức độ tiết kiệm nhiên liệu

Việc giáo dục đào tạo xuất phát từ chính nhu cầu từng vị trí công việc, vì vậy việc thực hành của từng CBCNV được cử đi học là tốt, áp dụng kiến thức đã học vào chính công việc hằng ngày và phát triển thêm năng lực.

Các kiến thức, chuẩn mực mới, phương pháp mới được các phòng ban, bộ

phận và đơn vị trực thuộc cũng như bộ phận đào tạo Tổng công ty xem xét và cử

cán bộ liên quan tham dự. Ví dụ: nâng cao năng lực lãnh đạo, kiểm soát công việc, kỹ năng ra quyết địnnh, văn hóa doanh nghiệp, quản trị tài chính dành cho lãnh đạo, lớp quản lý, kiến thức đo lường, năng suất chất lượng, hằng năm công ty đều cử cán bộ tham gia đào tạo lại và nâng cao.

Các kiến thức kỹ năng đã học được học viên củng cố và thực hành ngay trong công việc. Bố trí CBCNV làm việc đúng ngành nghề kỹ năng đã học là yếu tố

quan trọng góp phần củng cố phát triển kỹ năng. Ví dụ: khi tham gia khóa học KCS kiểm hóa, ngay sau đó học viên phải tiếp cận và vận hành vào công việc kiểm tra sản phẩm đầu vào. Vì vậy kiến thức đã học không bị mai một và được củng cố trong quá trình làm việc.

3.3.1.3. Hoàn thin môi trường làm vic và nâng cao phúc li, s tha mãn ca người lao động.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch thông qua các chương trình đào tạo cho đội ngũ các bộ

công nhân viên Tổng công ty còn phải tạo lập một môi trường làm việc thích hợp cho người lao động, (vềđiều kiện môi trường làm việc và các trang thiết bị hỗ trợ

trong quá trình thực hiện công việc) kích thích tinh thần say mê nghề nghiệp, tự hào và tin tưởng sự lớn mạnh của công ty.

Để người lao động thực sự gắn bó với doanh nghiệp, làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả và có thu nhập tương xứng, Tổng công ty cần xây dựng các chính sách khuyến khích người lao động, như quy chế trả lương, quy chế thi đua khen thưởng, chi tiêu phúc lợi, thỏa ước lao động tập thể. Các quy chế này thường xuyên được đánh giá, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thông qua ý kiến của CBCNV trong đại hội CBCNV hằng năm hoặc phiếu khảo sát thỏa mãn CBCNV.

Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ký hợp đồng lao động, chếđộ

trả công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm con người, nghỉ thai sản, ốm đau, phép năm, chế độ trong ngày đi họp, học tập, trợ cấp khó khăn, tham quan, nghỉ dưỡng sức, bồi dưỡng độc hại...

3.3.2. Gii pháp nhm nâng cao cht lượng công tác marketing, qung bá thương hiu: bá thương hiu:

Trước hết, Tổng công ty cần sử dụng nhiều hình thức quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của minh ra ngoài thị trường và các đối tác. Cụ thể là các giải pháp như sau:

• Thực hiện các quảng cáo ngoài trời tại các bến bãi do Tổng công ty quản lý như bến xe Miền Đông, Miền Tây, Ngã Tư Ga…và thực hiện khảo sát vị trí đặt bảng quảng cáo tại các khu vực khác như các xe khu vực miền Nam, miền Trung và miền Bắc.

• Tích cực quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động xã hội, chương trình tài trợ; tổ chức và quản lý các cuộc triển lãm, hội nghị, hội thảo.

• Thường xuyên tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm với mục tiêu nhanh chóng đưa thông tin về sản phẩm và giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi sử dụng cũng sản phẩm. Đây cũng là cơ hội để

lãnh đạo Tổng công ty SAMCO có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài trong tương lai.

• Gửi các bài viết, hình ảnh giới thiệu các dòng sản phẩm mới đến các cơ

quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình.

• Thiết kế chuyên nghiệp, ấn tượng mang đậm dấu ấn, phong cách SAMCO để phục vụ công tác in ấn (giới thiệu các chương trình khuyến mãi, các catalogue sản phẩm mới, brochure Nhà máy Củ Chi, Chi nhánh phía Bắc, tem dán giới thiệu trạm bảo hành, thư và thiệp các loại, tranh cổ động, tranh phướn, standee…) tạo thuận lợi cho công tác bán hàng, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ hậu mãi.

• Tham gia công tác khuyếch trương quy mô kinh doanh thông qua việc

đưa thông tin giới thiệu trên website của Tổng Công ty, thực hiện các bảng hiệu, hình ảnh trưng bày cũng như diện mạo chung cho các phòng trưng bày và xưởng dịch vụ.

3.3.3. Gii pháp v công ngh:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Khách hàng càng ngày càng có xu hướng đòi hỏi khắt khe về chất lượng, do đó công ty cần tập trung đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian xe cho khách. Để đạt được thành công Tổng công ty cần thực hiện giải pháp sau:

• Nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô của các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất ô tô phát triển như Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc như:

+ Sản xuất theo công đoạn mô đuyn: toàn bộ thùng xe được chế tạo từ các mô đuyn được lắp ghép lại với nhau bằng hợp kim nhôm cực nhẹ, nhưng rất cứng, chắc chắn và có tuổi thọ cao.

+ Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện thay thế công đoạn sơn thủ

công.

• Tranh thủ chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp xe ô tô, gắn với thực tế sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

• Đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ tiến tới chủ động được từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế thử, nghiệm thu, đánh giá

để sản xuất hàng loạt.

• Tập trung đầu tư cho các chương trình sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô mà trọng điểm là các linh kiện phức tạp, công nghệ cao như: Động cơ , hộp số, cầu chủđộng, hệ thống phanh, hệ thống lái… nhằm mục tiêu đến năm 2020 đạt tỉ lệ phần sản xuất trong nước của các sản phẩm mang thương hiệu SAMCO đạt trên 80%.

• Tăng cường hợp tác nghiên cứu với viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh sản xuất lắp rắp ô tô, xe buýt. Tích cực tham gia các hội chợ về công nghệ.

• Đối với dây chuyền sản xuất đầu tư mới cần áp dụng công nghệ tiên tiến, kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu.

3.3.4. Gii pháp nâng cao cht lượng phc v khách hàng:

Tìm đầu ra cho sản phẩm của mình chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy Tổng công SAMCO cần hiểu khách hàng để hiểu rõ được nhu cầu khách hàng cũng chính là cách thức để cải thiện mình tốt nhất thông qua các giải pháp sau:

• Đội ngũ bán hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng sẽ tiến hành công tác tìm hiểu khách hàng thông qua các Phiếu khách hàng.

• Thường xuyên tham gia các cuộc hội trợ, triểm lãm, hội nghị về lĩnh vực liên quan nhằm giới thiệu sản phẩm, tiếp cận và thăm dò thông tin từ

người tiêu dùng. • Thăm dò ý kiến khách hàng tại các hội nghị khách hàng, hội nghị các hợp tác xã và thông qua hội nghịđại lý định kỳ hàng năm. • Hàng tháng tổng kết tình hình khách hàng về số lượng khách hàng, đánh giá khách hàng về sản phẩm, các khiếu nại của khách hàng ... • Có các chính sách đầu tư cho khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng.

• Đối với khách hàng truyền thống, Tổng công ty SAMCO cần dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi và tiếp thu những ý kiến đóng góp để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn.

• Luôn quan tâm và giải đáp những khúc mắc và những khiếu nại của khách hàng một cách tích cực và nhanh chóng nhất.

• Lấy chất lượng làm thước đo trong sản xuất và chữ tín là phương châm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình.

• Tiếp thu ý kiến của khách hàng thông qua mạng website của Tổng công ty.Từ đó những thắc mắc của khách hàng sẽ được bộ phận phụ trách website chuyển đến các bộ phân liên quan trả lời cho khách hàng.

3.3.5. Gii pháp c phn hóa Tng công ty SAMCO:

Trong bối cảnh nguồn vốn huy động để đầu tư cho sản xuất còn gặp khó khăn như hiện nay, việc cổ phần hóa Tổng công ty SAMCO sẽ giúp cho Tổng công ty huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm đầu tưđổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy Tổng công kinh doanh có hiệu quả và phát triển.

Để tiến hành cổ phần hóa, Tổng công ty cần tiến hành các bước sau:

• Thành lập tồ chuyên gia thực hiện tham mưu cho Ban Tổng giám đốc phương án cổ phần hóa Tổng công ty.

• Mời các chuyên gia kinh tế, các tổ chức tư vấn, tổ chức tài chính tham gia xây dựng phương án, hình thức cổ phần hóa.

• Xác định chi phí để tiến hành cổ phần hóa.

• Xác định giá trị Tổng công ty bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước tại Tổng công ty SAMCO, tài sản Tổng công ty vay vốn để đầu tư, thực trạng tài chính tài chính…

• Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động.

• Xây dựng Điều lệ, phương án kinh doanh của Tổng công ty sau khi tiến hành Cổ phần hóa.

• Tổ chức hội nghị cán bộ, công nhân viên chức để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hóa.

3.4. Kiến ngh:

Sản xuất và lắp ráp xe buýt là lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự phát triển nền công nghiệp ô tô trong nước, cũng như ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam nói chung. Để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này, tác giả xin có một sốđề

xuất kiến nghị như sau:

• Tiếp tục có chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước nhưưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện,

ưu đãi về hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô buýt.

• Có chính sách hạn chế nhập khẩu xe buýt nguyên chiếc đã qua sử dụng mà trong nước sản xuất được.

• Hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài về nghiên cứu đổi mới công nghệ

sản xuất và lắp ráp xe buýt trong nước, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới…

• Thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ, phụ tùng trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu cho việc sản xuất và lắp ráp xe buýt vì hiện nay phần lớn nghiên vật liệu, phụ tùng, động cơđể sản xuất xe buýt đều được nhập khẩu từ nước ngoài.

3.4.2. Kiến nghịđối vi Tng công ty Cơ khí Giao thông Vn ti Sài Gòn:

• Đầu tưđổi mới, hiện đại hóa công nghệ dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm xe buýt của tổng công ty cơ khí giao thông vận tải sài gòn từ năm 2011 đến năm 2020 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)