hoá sức lao động và thị trường lao động
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa mới được hai thập kỷ, nên nhiều vấn đề, khái niệm tưởng như rất rõ ràng đối với các nền kinh tế thị trường truyền thống, thì đối với chúng ta, vẫn còn là mới mẻ. Hàng hoá sức lao động thị trường lao động và những khái niệm, những vấn đề liên quan đến thị trường lao động cũng nằm trong số đó. Hơn nữa, mặc dù đã có những cam kết chính trị từ phía Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường lao động, mặc dù thị trường lao động đã được công nhận về mặt pháp luật, nhưng do những thành kiến, do ảnh hưởng của cách tư duy cũ vốn còn sâu gốc bén rễ trong tư duy của nhiều người, nên việc phát triển loại thị trường này ở nước ta, vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để tạo
lập và đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường lao động, trước hết cần có những thay đổi mạnh mẽ trong quan điểm, trong nhận thức về loại thị trường đặc biệt này ở mọi cấp, mọi ngành.
* Thực sự coi sức lao động là hàng hoá:
Nếu như trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, sức lao động không được công nhận là hàng hoá, nên không ai có quyền mua đi bán lại, thì nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc thương phẩm hoá sức lao động đã nảy sinh như một nhu cầu khách quan. Lý luận về hàng hoá sức lao động của C.Mác cho thấy việc coi sức lao động là một loại hàng hoá vừa không gây cản trở đối với địa vị chủ nhân của người lao động, vừa không phá bỏ phương thức phân phối theo lao động mà các nước XHCN đã đuổi theo.
Khác với các loại thị trường thông thường khác, trên thị trường lao động người ta không mua bán bản thân người lao động, mà là trao đổi "dịch vụ" của người lao động, hay "sức lao động", là thứ hàng hoá mặc dù không thể tách rời khỏi bản thân người lao động, nhưng không đồng nhất với bản thân người lao động. Điều này có thể rõ từ cả hai phía: người mua và người bán sức lao động. Người mua hàng hoá sức lao động không có quyền chiếm hữu thể xác và toàn bộ sức lao động của người bán, mà chỉ được quyền sở hữu "giá trị sử dụng" của hàng hoá sức lao động trong phạm vi các điều kiện đã được ký kết hoặc thoả thuận trong hợp đồng lao động. Người lao động vẫn được quyền tự do; quyền tự do của người lao động được thể hiện qua quyền tự do về thân thể, quyền được tự do học hành, đi lại, cư trú, tự do lựa chọn ngành nghề hoặc công việc, tự do sử dụng thành quả lao động của mình. Quan trọng hơn nữa là người lao động được tự do thoả thuận về tiền công, tiền lương với chủ sử dụng lao động. Điều này đã đặt người lao động lên vị trí ngang bằng về mặt luật pháp với chủ sử dụng lao động.
Cách nhìn nhận như vậy về hàng hoá sức lao động có thể giúp cởi bỏ những thành kiến đối với quan hệ thuê mướn lao động, đối với "lao động làm thuê" vốn là những điều không còn phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và tiến trình cải cách kinh tế của chúng ta hiện nay.
* Kiên quyết loại trừ những lo ngại không đáng có về nguy cơ người lao động "bị bóc lột" trên thị trường lao động:
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, bóc lột lao động chỉ có thể xuất hiện khi có vị thế đàm phán của hai bên tham gia thị trường (bên mua và bên bác sức lao động) không cân xứng. Đặc biệt khi người lao động bị đặt vào thế yếu, thế bị động so với bên sử dụng lao động, khi quyền lợi của họ không được đảm bảo về mặt pháp lý.
ở nước ta hiện nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt mục tiêu hàng đầu là bảo vệ quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Trong suốt mấy thập kỷ qua, mục tiêu này luôn được theo đuổi một cách nhất quán và được thể hiện rất rõ ràng qua các đường lối, chính sách do Đảng và Nhà nước ban hành và đưa vào thực hiện. Tương tự như vậy, trong xã hội ta hiện nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội đã có những thay đổi to lớn. Quan trọng hơn, mục tiêu bảo vệ quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân lao động còn được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp, trong quy định pháp luật có liên quan. Bộ luật lao động - cơ sở pháp lý để thực hiện các quan hệ thị trường lao động đã có những quy định rõ ràng và cụ thể về tính bình đẳng và tự nguyện của hai bên tham gia thị trường lao động trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng lao động, cũng như về điều kiện làm việc, điều kiện nghỉ ngơi và bảo hộ lao động. Việc tuân thủ tốt các quy định của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, về thoả ước lao động tập thể, về bảo hiểm xã hội,... là sự bảo đảm tốt nhất để "bóc lột" không thể xuất hiện. Ngoài ra, trong các đạo luật hiện hành như luật công đoàn, luật dân sự, luật doanh nghiệp,... quyền lợi của người lao động luôn luôn được bảo vệ và trân trọng. Với một hệ thống pháp luật nhất quán như vậy, ở nước ta không thể xuất hiện tầng lớp người có đặc quyền bóc lột, cũng như không thể có tầng lớp cam chịu bị bóc lột.
Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng thị trường lao động là nơi thực hiện các trao đổi của loại hàng đặc biệt, nên có tính nhạy cảm về chính trị và xã hội đặc biệt cao. Chính vì vậy, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với thị trường này là rất quan trọng để đảm bảo công bằng ổn định xã hội, sửa chữa các khiếm khuyết của thị trường, bảo vệ quyền lợi và quyền hạn của người lao động.
* Xoá bỏ sự cách biệt và phân biệt đối xử đối với người lao động ở nông thôn, khu vực phi chính quy, và khu vực tư nhân:
Sự cách biệt giữa các mảng thị trường lao động là hậu quả của chính sách kỳ thị, phân biệt đối xử kéo dài trong nhiều năm đối với người lao động thuộc khu vực phi chính quy, đối với người lao động và chủ sử dụng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, v.v... Tính chất kỳ thị và mức độ phân biệt đối xử thể hiện không chỉ qua các chính sách của Nhà nước, mà còn thể hiện trong hành vi ứng xử hàng ngày của các công dân, các cơ quan, tổ chức công quyền. Điều này cho đến nay vẫn còn có những ảnh hưởng mạnh, ngăn cản sự vận hành lành mạnh của thị trường lao động. Việc xoá bỏ sự cách biệt này đòi hỏi phải có những bước đi cụ thể và cần sớm thực hiện để khai thông thị trường lao động.
Cùng với việc phát triển các loại thị trường khác, việc phát triển thị trường lao động hiện được Đảng và Nhà nước ta coi là hướng đi không thể thiếu để thực hiện chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta phải dựa theo một hệ thống các quan điểm cơ bản; những quan điểm này ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống các giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng tốt hơn những nội dung cơ bản trong lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác.
Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, việc hoạch định các giải pháp để tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động nhằm thúc đầy và hoàn thiện hoạt động của thị trường đang còn mới mẻ. Thêm nữa, do tính chất đặc biệt (vừa mang đặc điểm kinh tế, vừa mang đặc điểm xã hội) của loại hàng hoá sức lao động, nên các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường này còn phải được xác định sao cho vừa đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế (phân bổ tối ưu nguồn lực lao động) vừa đảm bảo tính công bằng (quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động). Tất cả những điều đó cho thấy rằng đây là một bài toán không dễ dàng tìm được ngay lời giải. Những đề xuất trong luận văn ở đây chỉ được xem là các ý kiến gợi mở, chắc chắc sẽ còn được xem xét, bổ sung trong quá trình tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
kết luận
Hàng hoá sức lao động xuất hiện đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển kinh tế của xã hội loài người. Nó thể hiện sự thay đổi to lớn trong trình độ của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, năng suất lao động tăng cao, xã hội chuyển từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Hàng hoá sức lao động đã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và đã được C.Mác nghiên cứu, xây dựng thành lý luận hàng hoá sức lao động. Với lý luận này, C.Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất hàng hoá TBCN và khám phá ra quy luật chi phối sự vận động và phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta từ năm 1986 đến nay có thể thống nhất rằng: sự tồn tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng CNXH mà còn giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Từ những nội dung cơ bản được vận dụng trong lý luận hàng hoá sức lao động, luận văn đã phác thảo lại bức tranh đậm nét về thực trạng hàng hoá sức lao động và thị trường lao động ở nước ta, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động vào phát triển thị trường lao động ở nước ta. Từ đó luận văn đã đưa ra những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác. Những quan điểm và giải pháp đó xuất phát từ bản chất và xu thế phát triển của thị trường lao động, từ vị thế của nền kinh tế nước ta trong tiến trình phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới.
Việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác trong điều kiện kinh tế chuyển đổi như nước ta là một việc không dễ dàng kể cả trong nhận thức và thực tiễn. Do vậy, với những nghiên cứu của luận văn chỉ mong được góp một phần nhỏ vào việc tiếp tục nhận thức và vận dụng một cách hoàn thiện hơn lý luận hàng hoá sức lao động vào phát triển thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phạm Công Bảy (2002), Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam (được sửa đổi bổ sung năm 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (1993), Tìm hiểu chế độ tiền lương mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2005), Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm 1-7-2005.
4. Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Văn Dần (2003), Phân tích giải pháp tài chính giải quyết việc
làm trong điều kiện hội nhập kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Phạm Đức Chính (2004), "Thị trường lao động: vấn đề lý thuyết và thực trạng hình thành, phát triển ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 308 (1), tr.35-49. 7. Phạm Đức Chính (2004), "Thị trường lao động: vấn đề điều tiết và tự điều tiết ở Việt
Nam", Nghiên cứu kinh tế, (9), tr.37-47.
8. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Mai Ngọc Cường (2002), "Về cải cách tiền lương của cán bộ, công chức Việt Nam những năm tới", Tạp chí Kinh tế và phát triển, 64(10).
10. Phạm Tất Dong (2006), "Thành tựu bước đầu và những vấn đề cấp thiết đặt ra trong đào tạo nhân lực ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (9), tr.100-104.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đặng Quang Điều (2003), "Dự thảo đề án cải cách chính sách tiền lương - những vấn đề chưa được đề cập", Tạp chí Lao động và Công đoàn.
17. Phạm Thị Thuý Hằng (1997), "Thị trường lao động Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế, (222), tr.69-72.
18. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh
nghiệp nhỏ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin (tái bản), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Kháng, Vũ Văn Phúc (chủ biên) (1999), Những nhận thức kinh tế chính
trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà
Nội.
22. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà
Nội.
23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
24. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
25. Vũ Minh Mão, Hoàng Xuân Hoà (2004), "Dân số và chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế", Tạp chí Cộng sản, (10).
26. TS. Nguyễn Bá Ngọc - KS. Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách
thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội.
27. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động giải quyết việc làm -
Qua thực tế Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
28. Bùi Tiến Quý, Vũ Quang Thọ (1997), Chi phí tiền lương của các doanh nghiệp nhà
nước trong nền kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đào Xuân Sầm (2000), Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
30. Phạm Đức Thành, Phạm Quý Thọ, Thang Mạnh Hợp (2003), "Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay", Kinh tế và phát triển, (76), tr.11-13. 31. Phạm Đức Thành (2005), "Lao động và việc làm 2001-2003 và phương hướng, giải