Đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa khi vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 71 - 74)

triển thị trường lao động Việt Nam

3.1. Một số quan điểm cơ bản

Xuất phát từ thực trạng việc vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động Việt Nam thời gian qua và những dự báo phát triển trong thời gian tới, cũng như từ đặc điểm thị trường lao động và mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, việc tiếp tục vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động cần quán triệt một số quan điểm định hướng có tính nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa khi vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác hoá sức lao động của C.Mác

Hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động đã và đang tồn tại khách quan trong nền kinh tế nước ta. Nhưng xã hội mới mà nước ta đang xây dựng là xã hội XHCN với đặc trưng cơ bản là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh". Chính vì vậy, việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội XHCN. Tính định hướng XHCN trong việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động được biểu hiện rõ trong mục tiêu và cách thức vận dụng.

Mục tiêu vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động là nhằm góp phần huy động rộng rãi nguồn nhân lực và phát huy khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hoá sức lao động phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, người lao động phải bảo đảm có công ăn việc làm.

Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác, Đảng và Nhà nước ta cần tạo ra các điều kiện pháp lý thông thoáng hơn để người lao động được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và hưởng mức tiền lương xứng đáng. Nhờ đó, người lao động sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo của mình.

Khi người lao động được tự do tìm kiếm việc làm thì người sử dụng lao động cũng phải được tự do tuyển chọn lao động cả về chất và về lượng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Lúc đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ sẽ cao hơn và điều này sẽ giúp cho

những người sử dụng lao động yên tâm đầu tư vốn và tự tin nâng cao trình độ quản lý và nghệ thuật kinh doanh, nhờ đó góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động theo yêu cầu bảo đảm quyền tự do tìm kiếm việc làm với mức lương tương xứng của người lao động và quyền tự do sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả của người sử dụng lao động, tức là Nhà nước đã thực hiện được việc định hướng, thúc đẩy cả người lao động lẫn người sử dụng lao động cống hiến tốt cho sự nghiệp xây dựng CNXH đúng theo mục tiêu đã lựa chọn.

Người lao động và người sử dụng lao động là hai đối tượng chính mà Đảng, Nhà nước luôn quan tâm khi vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động. Mối quan hệ giữa hai đối tượng này được điều tiết như thế nào là phụ thuộc vào đường lối kinh tế, chính sách xã hội của Nhà nước. Chính vì vậy, cách thức vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của Đảng và Nhà nước ta là bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động thông qua quan hệ hợp đồng.

Trong xã hội ta, người lao động và người sử dụng lao động đều là công dân của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cho nên về bản chất, Nhà nước phải chăm lo bảo vệ và phát triển lợi ích của mọi công dân. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động được Nhà nước ta đảm bảo thì lợi ích cá nhân của người lao động - bộ phận đông đảo trong nhân dân lại càng được Nhà nước quan tâm.

Nhà nước thông qua luật lao động và hệ thống chính sách kinh tế - xã hội thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Có thể thấy rằng, bất kỳ người sử dụng lao động nào khi sản xuất, kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận. Quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện các luật doanh nghiệp, các loại thuế thu nhập sao cho cách thức hoạt động của các nhà đầu tư được thông thoáng, dễ dàng, nhanh nhạy mà vẫn đảm bảo đúng định hướng XHCN, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống xã hội. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động không phân biệt thành phần, quốc tịch đều được đối xử bình đẳng và được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Mặt khác, thái độ sản xuất kinh doanh của những nhà đầu tư sử dụng lao động

trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phải là thái độ lao động sản xuất kinh doanh không chỉ vì lợi ích riêng mà còn phải chú ý đến việc phục vụ lợi ích chung toàn xã hội.

Người lao động ở nước ta hiện nay là lực lượng sản xuất xã hội đông đảo góp phần xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để đảm bảo được vấn đề này đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, phải được qua đào tạo ở trường lớp nhất định. Mục đích và yêu cầu đào tạo là phải trang bị cho người lao động có kiến thức chuyên môn lẫn ý thức tổ chức, kỷ luật, lòng yêu nghề và đặc biệt là giáo dục thái độ lao động mới - lao động vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lao động chính vì cuộc sống tốt đẹp hơn của chính mình, của gia đình mình và của con cháu tương lai. Phải giúp cho người lao động hiểu được rằng lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH khác với lao động dưới CNTB.

Lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH là lao động làm chủ, lao động để cải thiện cuộc sống cho bản thân và cho xã hội, đó là lao động cống hiến lao động thặng dư cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Còn lao động dưới CNTB là lao động làm thuê, lao động kiếm sống, đó là lao động bị tước đoạt lao động thặng dư phục vụ cho việc làm giàu của giai cấp tư sản.

Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, của cả người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, phải kết hợp một cách hài hoà lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động để tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sự phù hợp hay không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều thể hiện qua sự quan tâm hay không quan tâm của con người đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và sự quan tâm của con người đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đều bắt nguồn từ lợi ích kinh tế của họ. Chính vì vậy, việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải tiếp tục bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế của các chủ thể khác nhau. Muốn vận dụng tốt lý luận hàng hoá sức lao động theo chiều hướng này cần phải nắm vững cơ cấu các hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đang tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) và

hình thức sở hữu cá nhân về sức lao động. Để thực hiện được quyền sở hữu cá nhân về sức lao động của mình, người lao động phải xác lập được quan hệ hợp đồng lao động với các chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất. Xuất phát từ cơ cấu các hình thức sở hữu, quan hệ hợp đồng ở nước ta cần được tiếp tục hoàn thiện theo các yêu cầu sau: Một là, tuân thủ theo Bộ luật lao động; Hai là, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của các chủ thể sở hữu, các bên có quan hệ bình đẳng về mặt pháp và không được áp đặt ý chí của mình lên phía đối tác; Ba là, bảo đảm quyền tự do bàn bạc, trao đổi, thoả thuận để đi đến sự nhất trí chung; Bốn là, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ kinh tế. Việc bảo đảm các yêu cầu này sẽ giúp hạn chế quan hệ áp bức, bóc lột giữa người với người và tăng cường quan hệ tương thân tương ái của mọi người; nhờ đó đảm bảo định hướng XHCN cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)