Đặc trưng của hàng hoá sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 27 - 34)

hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng và phát triển ở nước ta hiện nay về thực chất vẫn là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là vấn đề mang tính chiến lược và là bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN, khác hẳn về chất so với kinh tế thị trường TBCN. Quan hệ sản xuất trong kinh tế thị trường TBCN chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất; do đó, quá trình phân phối giữa nhà tư bản và người công nhân biểu hiện mối quan hệ chủ - tớ, là mối quan hệ giữa người bóc lột với người bị bóc lột. Ngược lại, kinh tế thị trường định hướng XHCN thì quyền làm chủ nền kinh tế thuộc về nhân dân lao động, mỗi bước phát triển kinh tế đồng thời là một bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong đó, đầu tư vào con

người phải được quan tâm hàng đầu, phải đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ấm no, đầy đủ, lao động với năng suất cao, sáng tạo lớn.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chủ yếu dựa trên sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất. Thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ công hữu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng. Do vậy, hàng hoá sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự khác biệt về bản chất so với hàng hoá sức lao động trong điều kiện chế độ TBCN.

Dưới chế độ TBCN, người sở hữu sức lao động là công nhân làm thuê mất hết tư liệu sản xuất, mua và sử dụng sức lao động là nhà tư bản - người sở hữu tư liệu sản xuất, mối quan hệ giữa họ là một thứ quan hệ đối lập căn bản về lợi ích. Trong quá trình lao động, người lao động ở vào trạng thái bị áp bức và bị nô dịch. Trong điều kiện chế độ công hữu XHCN, người lao động chính là người sở hữu tư liệu sản xuất, người lao động là người chủ sản xuất, giữa người sở hữu lao động với người mua và sử dụng sức lao động, về thực chất là quan hệ trực tiếp cùng chung lợi ích, không tồn tại sự xung đột cơ bản về lợi ích.

- Về giá trị hàng hoá sức lao động:

Sức lao động dưới tư cách là hàng hoá, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong xã hội TBCN có điểm chung ở chỗ đều có giá trị và giá trị sử dụng, nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị sử dụng của nó cũng có đặc trưng tương tự. Cũng giống như giá trị của hàng hoá sức lao động dưới chế độ TBCN, giá trị hàng hoá sức lao động trong kinh tế thị trường định hướng XHCN cuối cùng cũng do giá trị tư liệu sinh hoạt mà người lao động và gia đình của anh ta cần đến để duy trì cuộc sống quyết định. Tuy nhiên, giá trị sức lao động trong kinh tế thị trường định hướng XHCN không những bao gồm nhu cầu sinh tồn của bản thân và gia đình người lao động mà còn bao gồm cả nhu cầu phát triển và hưởng thụ ở một mức độ nhất định nào đó. Điều này nói lên trong điều kiện lịch sử xã hội XHCN, giá trị hàng hoá sức lao động cần có nội dung vật chất và nội dung tinh thần phong phú hơn xã hội TBCN.

Giá trị hàng hoá sức lao động trong kinh tế thị trường định hướng XHCN "cũng như mọi hàng hoá khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do

đó để tái sản xuất ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy" [24, tr.255]. Tức là nó cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định, được thực hiện thông qua tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, dưới sự điều tiết của nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân, người lao động ấy luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển toàn diện, đáp ứng về cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần làm cho người lao động không những có việc làm, mà còn từng bước nâng cao thể lực, trí lực trong điều kiện khả năng cho phép.

Mỗi người lao động là một tập hợp của những năng lực bẩm sinh khác nhau, đi kèm với đó là những kỹ năng, kỹ xảo lao động chuyên biệt do học tập, quan sát, rèn luyện, sáng tạo mà có. Mỗi người lao động cũng có đặc điểm riêng về trình độ, sức lực, tuổi tác, giới tính, nhu cầu, lợi ích... khác nhau. Ngoài ra, công việc cũng không giống nhau ở mỗi nơi, mỗi đơn vị. Vì vậy, sức lao động đem ra trao đổi trên thị trường sẽ không đồng nhất về giá trị. Nhà nước XHCN có những quy định chung về thuê mướn sức lao động, về tiền công, tiền lương tối thiểu đối với người lao động. Đây là cơ sở đảm bảo quan hệ thuê mướn lao động được bình đẳng và duy trì lâu dài, ổn định quá trình sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Đồng thời, người lao động được kích thích thông qua các hình thức khen thưởng, phụ cấp, phân phối các quỹ phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, khó khăn, gia đình chính sách... để họ yên tâm và tích cực hăng say lao động sản xuất.

- Về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

So với các loại hàng hoá khác, đặc điểm lớn nhất của hàng hoá sức lao động dưới CNXH cũng ở chỗ tính đặc thù trong giá trị sử dụng của nó. Trong quá trình sản xuất, sức lao động một mặt tạo ra giá trị của bản thân, mặt khác có thể tạo ra giá trị còn lớn hơn giá trị của bản thân, giá trị sử dụng của nó là nguồn giá trị. Tức là trong quá trình sản xuất, người lao động thông qua việc không ngừng tổng kết kinh nghiệm, nâng cao trình độ kỹ thuật, đã thực hiện việc sản xuất và mở rộng tái sản xuất giá trị sử dụng của sức lao động.

Trong nền kinh tế thị trường TBCN, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của nhà tư bản biểu hiện mối quan hệ chủ, thợ; mối quan hệ giữa hai giai cấp (giai cấp tư sản và giai cấp vô sản); biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản với người lao động làm thuê. ở đây, người chủ sức lao động đi theo nhà tư bản với tư cách là

người công nhân làm thuê, theo C.Mác thì "Một người thì nở nụ cười đầy ý nghĩa và háo hức muốn bắt tay ngay vào việc, còn người kia thì sợ sệt, miễn cưỡng giống như một kẻ đã mang da mình ra chợ bán và không nhìn thấy một triển vọng nào khác trong tương lai trừ cái triển vọng duy nhất: người ta sẽ đem da đó ra thuộc" [24, tr.264].

Trái lại, trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, trên thị trường sức lao động, tuy về hình thức cũng là quan hệ chủ - thợ, nhưng mối quan hệ này đã được cải thiện bởi người bán sức lao động và người thuê sức lao động đều là chủ nhân của xã hội mới, theo đó quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên được xác lập trên cơ sở hệ thống pháp luật như: Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, pháp lệnh cán bộ, công chức... Từ đó, số lượng và chất lượng lao động cũng tăng lên, vị trí người lao động cũng ngày càng được khẳng định hơn.

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận kinh tế tri thức. Đây là một xu thế khách quan do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại quy định. Đồng thời, nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; do vậy, vấn đề quan tâm phát triển chất lượng nguồn lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tức là luôn nâng cao giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động đạt tới yêu cầu đòi hỏi khách quan của quá trình kinh tế.

- Về cung - cầu hàng hoá sức lao động:

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, người lao động vẫn dựa vào việc bán sức lao động để duy trì cuộc sống. Đồng thời những người sản xuất kinh doanh lại thông qua việc mua sức lao động để tiến hành sản xuất và thực hiện tăng sản lượng. Trong việc trao đổi ở thị trường sức lao động, người sản xuất kinh doanh luôn bỏ ra giá trị ít nhất để nhận được quyền sử dụng sức lao động nhiều nhất, nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Người sản xuất kinh doanh, họ không căn cứ vào giá trị của tư liệu sinh hoạt mà người lao động và gia đình của anh ta cần để trả lương, mà căn cứ vào mức độ và quan hệ giữa cung và cầu của giá trị sử dụng sức lao động. Còn người lao động luôn cố gắng thông qua việc lựa chọn các việc làm khác nhau để thực hiện việc tối đa hoá khoản thu nhập từ lao động.

Trong việc trao đổi của thị trường, sức lao động với tư cách là hàng hoá cũng giống như các loại hàng hoá khác cũng đòi hỏi phải tuân theo quy tắc cơ bản là trao đổi ngang giá. Các văn bản pháp quy có liên quan của nước ta đã quy định rõ địa vị bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng sức lao động trong thị trường hàng hoá sức lao động.

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động... Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động [1, tr.134-135].

Nhưng do tính đặc thù của hàng hoá sức lao động, buộc người lao động ở vào địa vị bị động trong việc trao đổi ở thị trường. Người sở hữu những hàng hoá thông thường có thể tiến hành cất trữ giá trị sử dụng của hàng hoá tương đối dễ, có thể theo ý muốn của mình quyết định trong một thời gian nhất định có thông qua việc trao đổi chuyển nhượng hàng hoá của mình hay không. Nhưng hàng hoá sức lao động lại khác, nếu người sở hữu sức lao động không kịp thời chuyển nhượng hàng hoá sức lao động của mình đi thì giá trị sử dụng của nó sẽ mất dần, đều quan trọng hơn là sự sinh tồn của người lao động sẽ phải bị uy hiếp. Tính đặc thù của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động và áp lực đối với sự sinh tồn của người lao động khiến cho người lao động ở vào địa vị bị động trong việc trao đổi ở thị trường. Còn người mua sức lao động lại hoàn toàn khác, trong điều kiện quá thừa: cung sức lao động lớn hơn cầu sức lao động rất nhiều thì anh ta hoàn toàn có thể tự quyết định mua hoặc không mua, quyết định mua lúc nào, mua với giá nào, áp dụng hình thức mua như thế nào và mua bao nhiêu, anh ta có địa vị ưu thế trong việc trao đổi ở thị trường hàng hoá sức lao động. Địa vị bị động của người sở hữu hàng hoá sức lao động và địa vị ưu thế của người mua sức lao động diễn ra theo quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sự thực này đang diễn ra và không thể thay đổi trong thời gian ngắn bởi sự tác động của nền kinh tế thị trường. Đồng thời hiện nay, chất lượng lao động ở nước ta còn thấp, ý thức bảo vệ quyền lợi tương đối thiếu hụt, mờ nhạt, họ thường coi thể chế, cơ chế không hợp lý hiện nay là điều tất nhiên không thể thay đổi.

Điều đó càng làm tăng thêm thế yếu trong địa vị chỉnh thể của người lao động ở thị trường trao đổi.

Người sử dụng lao động có quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền tự do kinh doanh, quyền thuê lao động phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Pháp luật lao động khuyến khích việc thuê mướn lao động và sử dụng lao động làm thuê một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, bình đẳng với nhau về quyết định phương hướng sản xuất và hạch toán kinh tế về vốn và tạo việc làm, về thu hút lựa chọn lao động trên thị trường. Về phía người lao động, pháp luật lao động cũng đảm bảo cho họ được quyền tự do quyết định về sức lao động của mình. Họ có thể tự tạo việc làm, tự sử dụng lao động của mình hay liên kết với những người khác để cùng lao động hoặc bán sức lao động của mình cho người khác. Người lao động có quyền tự do lựa chọn công việc cho phù hợp với khả năng chuyên môn của mình, có quyền lựa chọn nơi làm việc cho phù hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình và có quyền lựa chọn đối tác (người sử dụng lao động) để thiết lập quan hệ lao động. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho các bên được quyền tự do thoả thuận việc trao đổi mua bán hàng hoá sức lao động là hợp đồng lao động. Với hình thức này, các bên được quyền tự do thoả thuận để thiết lập quan hệ, thay đổi nội dung quan hệ cũng như chấm dứt quan hệ lao động. Khi tham gia quan hệ lao động, các bên được quyền căn cứ vào giá trị sức lao động, điều kiện tiêu hao sức lao động cũng như giá cả sức lao động trên thị trường để cùng nhau thoả thuận tiền lương. Pháp luật cũng quy định các nguyên tắc chung xác định mức cống hiến và hưởng thụ của người lao động để tạo sự bình đẳng trong mọi thành phần kinh tế, giữa mức độ hao phí sức lao động và tiền lương. Như vậy, về cơ bản, môi trường pháp lý tạo điều kiện cho cả cung (người lao động) và cầu (người sử dụng lao động) có quyền tự do phát triển và tự do trao đổi. Quan hệ cung cầu cũng được điều chỉnh bằng hệ thống các văn bản về hợp đồng lao động.

Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong lý luận hàng hoá sức lao động có thể thấy C.Mác đã trình bày nguồn gốc, điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động, làm rõ hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động, đặc biệt, làm rõ giá trị sử dụng độc đáo của hàng hoá sức lao động, đó là khả năng tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân khi được sử

dụng vào quá trình sản xuất. C.Mác cũng đã làm rõ tính chu kỳ trong quá trình phát triển nền sản xuất công nghiệp đã ảnh hưởng thế nào đến thị trường sức lao động. Thị trường sức lao động với quan hệ cung - cầu về lao động và giá cả sức lao động luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, theo đó cần có sự can thiệp của các tổ chức công đoàn và sự quản lý của nhà nước để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói rằng, phương thức sản xuất TBCN đã kéo theo sự xuất hiện của một loại hàng hoá đặc biệt là háng hoá sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường - trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá thì sức lao động vẫn là một loại hàng hóa, nó được mua, được bán; nó có giá trị và giá trị sử dụng như các loại hàng hóa khác và cũng vận động phát triển tuân theo quy luật của thị trường.

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc tồn tại hàng hoá sức lao động và thị trường lao động là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN khác về chất so với kinh tế thị trường TBCN ở đặc

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 27 - 34)