Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta phải theo hướng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 79 - 80)

trường lao động ở nước ta phải theo hướng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận kinh tế tri thức

Từ thập kỷ 80 đến nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ và nhanh chóng về mặt lực lượng sản xuất. Đây là một sự biến đổi có tính chất bước ngoặt lịch sử làm xuất hiện một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức.

Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội loài người, tri thức, thông tin, công nghệ luôn có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển và vai trò này không ngừng tăng lên theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lịch sử nhân loại đã chứng minh khoa học công nghệ ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và ngày càng có điều kiện phát triển nhanh hơn: tri thức, thông tin trở thành yếu tố hàng đầu của sản xuất và khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Động lực của nền kinh tế tri thức chính là tri thức. Trong đó, quan trọng nhất là các tri thức về khoa học - kỹ thuật, quản lý và thực hành. Vì vậy Nhà nước ta phải chú trọng phát triển một cách toàn diện nhân tố con người. "Mục tiêu cuối cùng, cao nhất của sự nghiệp cách mạng là nhằm vào con người, vì con người "hay" yếu tố phát triển con người là yếu tố phát triển của mọi sự phát triển" [38, tr. 13]. Nói cách khác, lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất để thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển chính là đầu tư vào vốn con người, vào lực lượng lao động.

Lực lượng lao động tuy phong phú về lượng (41,8 triệu người) nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (24,8%). Vì vậy, trước yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức, khả năng đáp ứng của lực lượng lao động còn rất hạn chế. Sự phát triển của thị

trường sức lao động đã và sẽ thúc đẩy người lao động tự đào tạo và tự phát triển để theo kịp yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Thông qua hoạt động xuất khẩu lao động và hoạt động thông tin lao động việc làm qua mạng internet, thị trường sức lao động đang được mở rộng trong cả nước và bước đầu hoà nhập vào thị trường thế giới. Nhờ mở rộng thị trường sức lao động trong nước và ngoài nước, Nhà nước đã tạo điều kiện cho người lao động nơi làm việc phù hợp, có cơ hội thăng tiến cao nhất và tích luỹ được kiến thức nhiều nhất. Đồng thời, nhờ phát triển thị trường sức lao động, nước ta có thể thu hút lực lượng lao động chất lượng cao ở bên ngoài vào đầu tư ở các ngành công nghệ mới còn non yếu và thiếu chuyên gia để có thể kết hợp nội lực với ngoại lực phát triển nhanh các ngành kinh tế trụ cột.

Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận kinh tế tri thức, Nhà nước ta sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hoá sức lao động và sẽ xây dựng được lực lượng lao động chất lượng cao. Nhờ đó, nước ta có thể tự tin bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế tri thức, góp phần xây dựng thành công CNXH.

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 79 - 80)