Giải pháp về cải cách chế độ tiền lương, tiền công

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 88 - 90)

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại đan xen, kết hợp nên tạo ra nhiều chủ thể khác nhau trong quan hệ lao động. ở

đó, dù quan hệ với chủ thể sở hữu nào thì điều mà người lao động quan tâm chính là tiền lương, tiền công - một động lực cơ bản đối với người lao động.

Chính sách tiền lương hiện hành ở nước ta, ngoài những quy định đối với mặt bằng tiền lương chung, đã có sự phân biệt giữa công chức nhà nước và người lao động ở khu vực sản xuất, kinh doanh. Đây là điểm tiến bộ, cần đẩy mạnh quá trình cải cách tiền lương theo hướng này.

Đối với mặt bằng tiền lương chung trong xã hội, Nhà nước nên tăng mức lương tối thiểu lên đến mức đủ nuôi sống bản thân người hưởng lương và trang trải những nhu cầu thiết yếu của họ. Tất nhiên, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải phụ thuộc vào nhịp độ tăng năng suất lao động toàn xã hội và vào nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội.

Đối với công chức nhà nước, cải cách cơ bản hệ thống tiền lương nên theo hướng: thực hiện tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội, hệ thống thang bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi. Cải cách chế độ tiền lương theo hướng này, cần thực hiện một số giải pháp nhất định.

Trước hết, phải trả lương bằng tiền để người lao động có quyền tính toán chi tiêu trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, qua đó người lao động sẽ tự chủ trong việc tái sản xuất sức lao động bản thân và gia đình. Đồng thời, tiền lương phải được xây dựng trên nguyên tắc phân phối theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

Khắc phục những tách biệt, những sắc thái riêng trong mức tiền lương, tiền công và thu nhập giữa các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề này. Nhà nước cần có những định hướng chung về chính sách tiền lương đối với mọi doanh nghiệp; xác định tiền lương cho khu vực sản xuất kinh doanh, giảm dần độc quyền, ưu đãi đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, xây dựng cơ chế hạch toán kinh tế đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá khu vực này với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trả lương theo hiệu quả lao động và giữ một mức chênh lệch nhất định giữa người có lương cao nhất và người có lương thấp nhất trong cùng một doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước phải có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng Điều 64 Bộ luật lao động là có

trách nhiệm trích từ lợi nhuận hàng năm để thưởng cho người lao động đã làm việc tại các doanh nghiệp từ một năm trở lên, theo quy định của Chính phủ phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để việc cải cách chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh được tốt hơn, Nhà nước cần có quy định những nguyên tắc chung trong xây dựng thang bậc lương và quản lý tốt việc doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang bảng lương cụ thể. Nhà nước phải giám sát để doanh nghiệp không đi quá giới hạn cho phép mà tạo ra sự chênh lệch quá đáng về thu nhập giữa các doanh nghiệp.

Tóm lại, cải cách tiền lương phải đảm bảo sự hài hoà với quá trình cải cách kinh tế nói chung, cải cách tiền lương phải tính đến các yếu tố thị trường tôn trọng các quy luật của thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta (Trang 88 - 90)