- Thiết bị phục vụ giảng dạy chất lượng còn kém;
6. Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.
6.1 Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm,
hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học;
c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
6.1.1. Mô tả hiện trạng:
- Thực hiện đúng “Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh” Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGD.ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng BGD- ĐT.
- Tiến hành họp phụ huynh các lớp mỗi năm 3 lần (đầu năm, giữa năm , cuối năm) cử 2 thành viên có tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục con em làm Ban đại diện của từng lớp (1 trưởng, 1 phó).
Thành lập Ban đại diện trường gồm 01 trưởng ban, 02 phó ban và các thành viên thường trực, cuộc họp đã thông qua nội dung nhiệm vụ và các giải pháp chung để kết hợp cùng nhà trường giáo dục, chăm lo cho con em trong quá trình học tập.
6.1.2. Điểm mạnh:
- Ban đại diện và phần lớn phụ huynh nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong việc giáo dục con em.
- Sự tham mưu qua lại giữa Ban giám hiệu – Ban đại diện thường xuyên theo sát diễn biến năm học và quá trình hoạt động, kịp thời đưa ra những giải pháp hoạt động, xử lý mọi tình huống phù hợp đúng luật giáo dục, đúng điều lệ, động viên thúc đẩy mọi hoạt động sinh hoạt học tập của học sinh một cách tích cực.
6.1.3. Điểm yếu:
Điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống trên địa bàn nói chung còn nhiều khó khăn, địa bàn dân cư rộng dàn trãi nên việc hỗ trợ cho các hoạt động phong trào của trường còn nhiều hạn chế.
6.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Thực hiện đúng các cuộc họp sơ kết, tổng kết lớp với phụ huynh, tăng cường thêm cuộc họp với phụ huynh ở giữa học kỳ, khi thật cần thiết.
- Ban đại diện có kế hoạch làm việc định kỳ với Ban giám hiệu và Hội đồng sư phạm để bàn bạc, trao đổi phối hợp hoạt động đồng bộ và thường xuyên.
- Ban đại diện định kỳ sinh hoạt cùng tập thể học sinh theo từng chủ điểm. 6.1.5. Tự đánh giá:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt x Đạt x Đạt x
Không đạt Không đạt Không đạt
- Tự đánh giá tiêu chí : + Đạt: x + Không đạt
Nhận xét của Phòng KT&QLCLGD
Phần mô tả hiện trạng cần bổ sung thêm thông tin minh chứng.
6.2 Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài
nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục;
b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;
c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.
6.2.1. Mô tả hiện trạng
+ Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. - Đoàn – Đội:
* Thực hiện theo công văn số 03/CTLTĐ-PGD ngày 30/9/2009 về “Chương trình liên tịch công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2009 – 2010”.
* Thực hiện đúng các kế hoạch của xã Đoàn.
* Có kế hoạch hoạt động theo từng chủ điểm trong năm. Từng chủ điểm theo từng giai đoạn có các hoạt động phù hợp văn hoá địa phương mang tính giáo dục cao, đạt nhiều hiệu quả, có sơ tổng kết khen thưởng, được sự ủng hộ về tài chính vật chất của Xã Đoàn, Thị Đoàn, các ban ngành Thị xã, Tỉnh, các cá nhân mạnh thường quân.
- Công đoàn cơ sở:
* Vận động cán bộ công nhân viên chức thực hiện các kế hoạch liên tịch. * Trích quỹ ủng hộ các phong trào thi đua các hoạt động ngoại khoá.
* Vận động ủng hộ, giúp đỡ học sinh hiếu học, học giỏi học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
* Vận động và tham gia thực hiện các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, hội, tết . . . .
- Hội khuyến học:
* Thành lập Hội khuyến học trường, vận động lập quỹ giúp học sinh nghèo hiếu học, khen thưởng các phong trào thi đua.
* Tranh thủ và tham mưu sự ủng hộ của Hội khuyến học cấp trên (văn bản tổng kết, đánh giá).
- Các tổ chức ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân.
* Quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức có quan hệ liên quan trực tiếp với ngành như: Xã đoàn, Thị đoàn, Hội khuyến học Thị xã, Tỉnh.
* Được sự ủng hộ chủ động tự nguyện của một số cá nhân, doanh nghiệp … quan tâm đến hoạt động của trường.
6.2.2. Điểm mạnh:
- Có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành trường trong việc thực hiện các kế hoạch.
- Được sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành Thị xã, Tỉnh có liên quan, sự ủng hộ của một số cá nhân, tộc họ, doanh nghiệp nhiệt tâm, có trách nhiệm, trên địa bàn thị xã.
- Phát huy được hiệu quả của công tác “Xã hội hoá giáo dục” mang tính cộng đồng cao, thể hiện lòng yêu thương đoàn kết đùm bọc cùng nhau học tập.
- Trung tâm giáo dục cộng đồng Xã còn hoạt động yếu nên trường chưa có điều kiện thích ứng để liên hệ kết hợp giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề truyền thống ở địa phương hoặc các mô hình kinh tế hiệu quả ở địa phương, giáo dục ý thức lao động, pháp luật lao động . . . .
- Chưa chủ động quan hệ với các cá nhân điển hình, các doanh nghiệp …. để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ và thực hiện các yêu cầu giáo dục toàn diện, chưa tham mưu các cấp UBND cử đại diện nói chuyện, sinh hoạt cùng học sinh theo các chủ điểm giáo dục truyền thống địa phương nhằm nâng cao ý thức tự hào về quê hương làng xóm, khơi gợi lòng ham học ý thức phấn đấu, vượt khó học tốt, nâng cao ý thức trách nhiệm.
6.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Chủ động quan hệ với các tổ chức ngoài trường, các cá nhân, doanh nghiệp… khi cần thiết để làm tốt trách nhiệm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Thực hiện việc sơ tổng kết cụ thể có đánh giá tổng kết toàn diện sự ủng hộ thực tế và hiệu quả mang lại, rút ra nhũng kinh nghiệm hoạt động phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể.
- Tham mưu trực tiếp với UBND địa phương trong việc liên kết phối hợp. 6.2.5. Tự đánh giá:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt Đạt x Đạt Không đạt x Không đạt Không đạt x
- Tự đánh giá tiêu chí : + Đạt: + Không đạt x
Nhận xét của Phòng KT&QLCLGD
Phần mô tả hiện trạng cần bổ sung thêm thông tin minh chứng.
Cần bổ sung kết luận chung về tiêu chuẩn 6