Bảo vệ các nguồn của tài sản thương hiệu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU (Trang 103 - 105)

- Các giá trị của tổ chức.

QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

10.1.2. Bảo vệ các nguồn của tài sản thương hiệu

Quảng cáo cho sản phẩm để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. Sản phẩm càng nổi tiếng, sức tiêu thụ càng nhiều và khả năng thu lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp ít quan tâm là thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trước sự xâm phạm của mình khác. Họ không nhìn thấy những giá trị của tài sản trí tuệ cho đến khi bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm. Sau đây là một số việc làm cần thiết:

(1) Lựa chọn

Khóa cửa và một hệ thống bảo vệ giúp giữ gìn trang thiết bị và tài sản. Nhưng cái gì sẽ bảo vệ những tài sản sở hữu giá trị nhất của doanh nghiệp? Luật bảo vệ trí tuệ có thể bảo vệ những bí mật kinh doanh của mình, tên thương mại và những thiết kế của sản phẩm hay bao bì. Những doanh nghiệp nhỏ nên bắt đầu nghĩ đến việc này sớm hơn. Thông thường, những doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng trì hoãn việc bảo vệ tài sản trí tuệ bởi vì chi phí.

Ngay khi nghĩ cái gì đáng giá nhất để bảo vệ, các doanh nghiệp cần có cách để bảo vệ nó. Theo truyền thống, bằng sáng chế ngăn cấm sự sao chép những sáng chế mới và những quy trình từ doanh nghiệp khác, trong khi đó, bản quyền làm cùng nhiệm vụ, nhưng cho những sáng tạo trong lĩnh vực sách,

âm nhạc hay phần mềm. Trong nhiều trường hợp, những khái niệm chồng chéo lên nhau. Tương tự như vậy, luật Trademark bảo hộ cho tên và logo của doanh nghiệp, bây giờ mở rộng thêm những yếu tố phân biệt như màu sắc và hình dạng của sản phẩm. Ở Úc còn có luật Tradedress liên quan đến sự đóng gói sản phẩm và quảng cáo. Ở Mỹ có thêm Tradeservice dùng cho những dịch vụ. Có thể lấy Coca-Cola làm ví dụ để nhìn thấy sự khác biệt giữa bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền.

Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và lựa chọn hình thức bảo vệ phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Xem xét ví dụ, hãng Inc., sản xuất thương hiệu đồ chơi trẻ em Beanie Babies và những đồ chơi bằng bông nổi tiếng khác. Trước khi giới thiệu dòng sản phẩm Beanie Babies, ban giám đốc doanh nghiệp ngồi lại với luật sư thảo luận về những tài sản trí tuệ. Mọi người nhận thấy rằng đăng ký bằng sáng chế cho những đồ chơi bằng bông là điều khó khăn và phải mất nhiều năm, trong thời gian đó, các doanh nghiệp khác cũng đã có thể kịp sao chép những sáng chế của mình.

Nếu đăng ký trademark thì sẽ không được bảo vệ nhiều. Trong trường hợp này, bản quyền lại có giá trị cho những nghệ thuật chạm trổ, các đường nét, bản quyền này cũng không đắt và dễ dàng có được. Dựa trên những đánh giá đó, hãng quyết định lựa chọn đăng ký bản quyền và bảo vệ chúng một cách mạnh mẽ.

(2) Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark)

Ngay từ khi chọn tên cho doanh nghiệp, chúng ta đã nghĩ đến trademark rồi. Chú ý rằng nhãn hiệu hàng hóa (Trademark) không chỉ bao gồm tên doanh nghiệp mà còn cả slogan, biểu tượng, hình ảnh và logo. Đó là những thứ giúp người khác nhận ra doanh nghiệp mình. Quả táo bị cắn dở của máy tính Apple, hay khẩu hiệu “Just do it” của Nike đều đã được đăng ký. Nếu các doanh nghiệp đăng ký Trademark, dấu hiệu ™ sẽ xuất hiện sau tên của doanh nghiệp.

Phạm vi của nhãn hiệu hàng hóa rất rộng. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là một hoặc sự kết hợp các từ, chữ cái và các con số. Chúng có thể bao gồm các bản vẽ, biểu tượng, hình ảnh ba chiều như hình dáng và bao gói của một hàng hóa, các dấu hiệu nghe được như nhạc, giọng hát, mùi hương, màu sắc được sử dụng như là các đặc điểm phân biệt.

Các dấu hiệu chứng nhận này được đưa ra để tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu xác định. Chúng có thể được cấp cho bất cứ ai có thể chứng nhận rằng sản phẩm hoặc hệ thống liên quan đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định đã đặt ra. Chứng nhận và biểu tượng ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, HACCP và CE-Mark được dán hoặc in trên bao bì sản phẩm hoặc trên các sản phẩm có thể được coi là một kiểu nhãn hiệu hàng hóa.

(3) Bằng sáng chế (Patent)

Doanh nghiệp có phát triển mạnh mẽ dựa trên những thứ mà chúng ta sáng chế ra hay không? Nếu các doanh nghiệp sáng chế ra những sản phẩm

mới, quy trình hay máy móc - hoặc làm một sự cải tiến đầy ý nghĩa – thì họ có khả năng có được bằng sáng chế. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, phát minh của mình phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam yêu cầu một phát minh đủ tư cách để bảo hộ dưới dạng cấp bằng phát minh sáng chế khi nó là lý thuyết, là bản chất sáng tạo và có thể là ứng dụng công nghiệp.

Thời gian bảo hộ cho một bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam là 20 năm (10 năm cho giải pháp hữu ích) kể từ ngày nộp đơn hợp lệ. Tất cả các đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải được gửi tới Cục Sở hữu Trí tuệ (NOIP). Các cá nhân và tổ chức pháp nhân Việt Nam có thể nộp hồ sơ trực tiếp. Các đơn xin nước ngoài phải thực hiện thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ. Có hai cách để thực hiện: thông qua con đường cấp quốc gia hoặc theo Hiệp ước Hợp tác về Sáng chế (PCT - Patent Cooperation Treaty).

(4) Bản quyền (Copyright)

Không giống như bằng sáng chế, bản quyền dễ nhận được hơn. Bản quyền được cấp cho người sáng tạo ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Bản quyền bao gồm quyền lợi về tinh thần và kinh tế. Quyền lợi về tinh thần được hiểu là quyền của tác giả đặt tiêu đề cho tác phẩm của họ, gắn liền tên thật của họ hoặc bút danh được thừa nhận khi tác phẩm của họ được xuất bản hoặc sử dụng, xuất bản các tác phẩm của họ, hoặc ủy quyền cho người khác xuất bản tác phẩm của họ, bảo vệ sự nguyên vẹn cho tác phẩm; và cấm người khác sửa chữa, thay đổi hoặc bóp méo tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, gây tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Thời hạn của quyền tinh thần gần như không xác định.

Quyền lợi kinh tế bao gồm quyền của tác giả được sáng tác các tác phẩm tiếp theo, trình diễn tác phẩm của họ trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối hoặc nhập khẩu nguyên bản hoặc các bản sao tác phẩm (theo business.gov). Thời hạn của quyền kinh tế cho hầu hết các đối tượng theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam từ 50 năm đến cả cuộc đời tác giả và sau khi tác giả qua đời. Nếu các doanh nghiệp không bảo vệ những tài sản trí tuệ, họ có thể họ sẽ mất những tài sản quý báu ấy. Vì vậy, trên bước đường khởi nghiệp của mình, hãy chủ động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Các doanh nghiệp tốn tiền hôm nay để tiết kiệm tiền trong thời gian dài vận hành doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)