Dự báo triển vọng nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ chế biến món ăn tại khách sạn mường thanh hà nội (Trang 34 - 35)

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống của khách hàng nội địa và cả quốc tế ở các nhà hàng, khách sạn đã và đang tăng lên rất nhanh chóng, đặc biệt là vào các dịp lễ,lễ hội. Trong đó, riêng đối với ngành dịch vụ Khách sạn, theo bản Khảo sát Ngành dịch vụ Khách sạn năm 2012 của Grant Thornton Việt Nam, doanh thu từ nhà hàng trong cả nước chiếm tỷ trọng 26,2% vào năm 2010 và 28,0% vào năm 2011trong khi chi phí cho bộ phận này chỉ chiếm 17,6% năm 2010 và 19,4% năm 2011. Điều đó có thể thấy

lợi nhuận từ việc kinh doanh dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng tương đối cao trong inh doanh khách sạn.

Điều này là do phong tục của người Việt Nam luôn có nhu cầu tổ chức ăn uống vào mỗi dịp đặc biệt và quan trọng. Hơn nữa, sự phát triển của đô thị khiến cho diện tích không gian, mặt bằng nhà ở có hạn, không có chỗ thoáng mát, thích hợp để đãi ăn uống ở nhà, cộng với đời sống kinh tế ngày càng khấm khá hơn, nên việc chọn nhà hàng để sử dụng dịch vụ ăn uống ngày càng tăng về số lượng. Bên cạnh đó, theo thống kể của sở Văn hóa và Du lịch, trong quí một năm 2011 lượng khách Quốc tế đến Hà Nội khoảng 319 ngàn lượt khách, tăng 12,2% so với 3 tháng đầu năm ngoái. Khách nội địa khoảng 2.112 ngàn lượt khách, tăng 8,4%. Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 22,5%. Sự gia tăng về số lượt khách, doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn và lữ hành đã cho thấy sự phát triển của ngành Du Lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng.

Tại các nhà hàng thuộc khách sạn trong thành phố Hà Nội có thể thấy các xu hướng cụ thể như sau:

- Khai thác triệt để các nhà hàng, quán ăn hiện có trên địa bàn để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường các thiết bị phục vụ khách hàng trong khu vực ăn uống và có xu hướng chú trọng tới việc bài trí phòng ăn để khách hàng đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại đây không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà còn được thỏa mãn về cả nhu cầu được tôn trọng và cao hơn nữa là nhu cầu tự hoàn thiện của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng đội ngũ nhân viên; có xu hướng hướng tới sử dụng nhân lực chất lượng tốt để làm việc trong ngành này. Điển hình của xu thế này là việc mọi nhân lực tới các khách sạn lớn để xin việc trong bộ phận nhà hàng đều phải trải qua vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh; đặc biệt đối với những nhân lực cho bộ phận nhà bếp, các khách sạn lớn hiện nay luôn ưu tiên lựa chọn những người đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong nghề này.

- Không ngừng đổi mới và làm phong phú thêm về sản phẩm ăn uống; chú trọng khai thác những sản phẩm, món ăn mang nét truyền thống: kết hợp sự thanh lịch trong ăn uống phương Tây và nét đẹp và cầu kỳ trong việc chế biến món ăn của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng để thu hút và làm hài lòng cả khách du lịch quốc tế lẫn khách hàng nội địa.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ chế biến món ăn tại khách sạn mường thanh hà nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w