Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ chế biến món ăn tại khách sạn mường thanh hà nội (Trang 27 - 28)

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh – Hà Nội và bảng kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh – Hà Nội, ta có thể đưa ra một số nhận định sau:

So với năm 2010, trong năm 2011, Tổng doanh thu của khách sạn Mường Thanh tăng 8.57%. Trong đó, doanh thu lưu trú giảm 4%; doanh thu ăn uống tăng 35.7%, doanh thu dịch vụ bổ sung tăng 50%.

Tổng chi phí của khách sạn năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 7.3% trong đó chi phí lưu trú tăng 3.64%, chi phí ăn uống tăng 21.34%, chi phí dịch vụ bổ sung tăng 22.14%. Trong 2 năm 2010 và 2011, tỷ suất chi phí của khách sạn nói chung còn rất cao (88% năm 2010 và 87% năm 2011). Điều này là do khách sạn mới đi vào hoạt động do đó, các chi phí cố định là rất cao.

Đối với dịch vụ ăn uống; So với năm 2010; trong năm 2011, doanh thu dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh – Hà Nội tăng 3000 tr.đ (tương ứng tăng 35.7%). Kết quả này có được là do năm 2010 khách sạn mới đi vào hoạt động nên chưa có nhiều khách hàng biết đến. Tới năm 2011, có rất nhiều khách hàng và công ty du lịch lựa chọn

khách sạn Mường Thanh để lưu trú, đồng thời sử dụng các dịch vụ ăn uống và tổ chức tiệc cá nhân. Bên cạnh đó, việc khách sạn có vị trí tại khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, trên trục đường vành đai 3 cũng là một yếu tố giúp cho doanh thu ăn uống và doanh thu từ các dịch vụ bổ sung của khách sạn tăng lên do tại khu vực này không có nhà hàng, khách sạn và cơ sở kinh doanh có chất lượng tốt và cao cấp như tại đây.

Năm 2011, chi phí cho dịch vụ ăn uống tăng 1524 tr.đ (tương ứng tăng 21.34%) so với năm 2010. Điều này có được là do khách sạn đã có một chiến lược đúng đắn trong việc phát triển chất lượng dịch vụ sản phẩm ăn uống và tận dụng phí dịch vụ. Tỉ suất chi phí dịch vụ ăn uống năm 2011 là 19% tăng so với năm 2010 là 2%. Như vậy, khách sạn đã chưa tận dụng tốt các chi phí dành cho dịch vụ ăn uống.

So với năm 2010, ở năm 2011, năng suất lao động của nhân viên thuộc bộ phận Nhà hàng tăng 77,73 trđ/ng; tương ứng tăng 67,48%. Như vậy, khách sạn đã biết tận dụng tốt nguồn nhân lực của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ chế biến món ăn tại khách sạn mường thanh hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w