I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp Hs:
-Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động,
-Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. -Các kiểu câu bị động và cấu tạo của chúng.
-Sử dụng linh hoạt câu bị động trong khi nói và viết.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ chép bài tập nhanh.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu công dụng của trạng ngữ, cho ví dụ sau đó tách trạng ngữ thành câu riêng. Rút ra nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học
HĐ1 I.Câu chủ động và câu bị động:
Gọi hs đọc ví dụ ở sgk.
Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong 2 câu trên?
1.Ví dụ:
? Nội dung của 2 câu trên giống hay khác nhau
Giống nhau ? Tìm hiểu ý nghĩa của chủ ngữ trong
mỗi câu?
-Câu a: Chủ ngữ biểu thị người thực hiện hành động hướng vào người khác.=> chủ ngữ là chủ thể của hành động
-Câu b: Chủ ngữ biểu thị người được hoạt động của người khác hướng tới.=> chủ ngữ là đối tượng của hành động ? Về hình thức 2 câu có gì khác nhau? Câu a không dùng từ được, câu b dùng từ
được. ? Vậy em hiểu thế nào là câu chủ
động thế nào là câu bị động?
2.Bài học: Ghi nhớ sgk/57 Treo bảng phụ:
Xe hết xăng. Xe bị hết xăng. Có thể biến đổi thành câu bị động được không?
Không được, vì đây là câu bình thường. =>Không phải câu có chứa bị, được đều là câu bị động.
HĐ2 II.Mục đích của việc chuyển đổi câu
chủ động thành câu bị động:
Gọi 1 Hs đọc ví dụ 1 sgk/57, Nêu yêu cầu?
1.Ví dụ:
Chọn câu b .
? Chọn câu b có tác dụng gì? -Để đoạn văn liền mạch.
-Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu.
-Làm cho việc giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả hơn
Gọi Hs đọc ghi nhớ. 2.Bài học: Ghi nhớ sgk/58
HĐ3 III.Luyện tập:
Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
BT1: sgk/58 Câu bị động: a.Câu 2. câu 3 b.Câu 4
a.Mục đích liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất, cụ thể, tạo sự liên kết chặt chẽ về chủ đề.
b.Tránh lặp mô hình câu: (thế đồng nghĩa) góp phần tạo nên sự liên kết nội dung chặt chẽ.
3.Dặn dò:
-Học thuộc ghi nhớ.
-Đặt câu chủ động rồi chuyển đổi thành câu bị động. Cho biết mục đích của việc chuyển đổi.
-Đọc các bài tham khảo chuẩn bị tiết tới làm bài viết số 5
Tiết 95-96: Tập làm văn LÀM BÀI VIẾT SỐ 5 I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp Hs:
-Củng cố kỹ năng làm bài văn nghị luận.
-Nắm các kiến thức văn, tiếng Việt có liên quan đến bài viết. -Rèn kỹ năng tích hợp 3 phân môn.
-Đánh giá kỹ năng làm bài viết của cá nhân.
II. Chuẩn bị:
-Ra đề.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Chép đề: Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
2.Yêu cầu: Học sinh đọc kỹ đề, xác định được yêu cầu của đề ra. Làm bài theo các bước đã được học.
3.Yêu cầu bài viết:
a.Ý 1: rừng mang lại lợi ích cho con người, chính vì vậy con người cần phải bảo vệ rừng:
-Rừng cho ta gỗ qúy để làm đồ dùng.
-Rừng cung cấp nguyên liệu, thảo dược cho y học. -Rừng là vành đai che chắn.
-Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
-Rừng là nơi bảo tồn sự đa dạng tài nguyên động thực vật… -Rừng phục vụ du lịch
b.Ý 2: trước đây chưa hiểu hết lợi ích của rừng nên con người chặt phá rừng bừa bãi.
c.Ý 3: bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta: -Không khai thác rừng bừa bãi.
-Trồng thêm rừng mới.
-Không săn bắt động vật quý hiếm… 4.Thu bài:
IV.Dặn dò:
-Xem lại phương pháp lập luận chứng minh, -Soạn bài mới: Ý nghĩa văn chương.
Tiết: 97: Văn bản Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs:
-Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
-Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
II.Chuẩn bị:
-Chân dung tác giả.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ:
Hãy chứng minh đức tính giản dị của Bác qua cuộc sống, sinh hoạt, lời nói, bài viết.
2.Bài mới:
Văn chương có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào, cuộc sống và đời sống tình cảm của con người chịu tác dụng của văn chương như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học
HĐ1 I.Tìm hiểu chung:
Gọi hs đọc chú thích * sgk 1.Tác giả- tác phẩm:
Cho hs tìm bố cục, nêu các luận điểm phụ.
2.Bố cục: 3 phần:
-Từ đầu…muôn loài: Nguồn gốc của văn chương.
-Tiếp …lòng vị tha: Nhiệm vụ của văn chương.
-Tiếp đến hết: Công dụng của văn chương
Hướng dẫn đọc: To, rõ, nhấn giọng. Đọc mẫu 1 đoạn -Gọi Hs đọc. Kiểm tra 1 số chú thích.
3.Đọc - tìm hiểu chú thích:
HĐ2 II.Tìm hiểu chi tiết:
Gọi 1 hs đọc lại phần 1. 1.Nguồn gốc của văn chương:
? Câu giới thiệu luận điểm nằm ở vị trí nào? Với vị trí ấy ta thấy luận điểm được trình bày theo cách nào?
Vị trí nằm cuối đoạn
Trình bày từ cụ thể đến khái quát. => Cách trình bày quy nạp.
? Đoạn văn đưa ra các luận cứ nào? Luận cứ thực tế từ chuyện con chim: Luận cứ lý lẽ: Câu chuyện…ý nghĩa. ? Theo Hoài Thanh nguồn gốc của
văn chương là tình thương muôn loài. Theo em có đúng hẳn không? Nó còn bắt nguồn từ đâu nữa?
Đúng nhưng chưa đủ, vì nguồn gốc của văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống, lao động.
? Các em tìm ví dụ để minh hoạ? Gọi hs đọc lại phần 2, nhắc lại luận điểm phụ?
2.Ý nghĩa của văn chương:
-Văn chương sẽ là….tạo ra sự sống. ? Ý nghiã của văn chương là gì? Em
hiểu thế nào là hình dung và sáng tạo ra sự sống?
-Phản ánh sự sống.
-Dựng lên hình ảnh, đưa ra ý tưởng mà cuộc sống chưa có nhưng sẽ có nếu con người biết xây dựng và phấn đấu cho tương lai.
? Tìm ví dụ minh hoạ cho các ý nghĩa trên
Gọi hs đọc đoạn cuối và nhắc luận điểm 3
3.Công dụng của văn chương:
? Công dụng của văn chương là gì? Em hiểu thế nào về câu: Văn chương …sẵn có.
Văn chương gây cho ta tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
-Tạo tình cảm mới lạ mà số đông chưa từng nếm trải. (Một thứ quà…)
-Luyện tình cảm sẵn có: (Tiếng gà trưa, Bạn đến chơi nhà, Rằm tháng giêng) ? Em có nhận xét gì về cách chứng
minh luận điểm này?
Dẫn chứng thực tế, câu hỏi, câu cảm thán HĐ3 Hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận
chứng minh của bài văn. Nêu các luận điểm phụ?
III.Tổng kết: Ghi nhớ sgk/63
HĐ4 BT sgk/63 IV.Luyện tập:
-Học thuộc phần ghi nhớ. -Đọc kỹ và làm bài tập.
-Soạn bài mới: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. -Ôn lại bài và chuẩn bị tiết tới kiểm tra văn 1 tiết.
Tiết: 98 KIỂM TRA VĂN I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs:
-Củng cố kiến thức về tục ngữ, văn lập luận chứng minh. -Rèn kỹ năng viết văn nghị luận.
II.Chuẩn bị:
-Ra đề và phôtô đề.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới:
A.Trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung nói về thiên nhiên.
a.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. b.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
c.Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền. d.Tấc đất, tấc vàng.
Câu 2: Câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a.Nhân hoá b.So sánh. c.Ẩn dụ. d.Hoán dụ.
Câu 3: Các câu tục ngữ thường được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a.Tự sự b.Biểu cảm c.Nghị luận d.Miêu tả
Câu 4: Chọn và điền 4 cụm từ diễn tả sức mạnh của lòng yêu nước.
a. b. c. d.
Câu 5: Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” có gì nổi bật?
a.Bố cục chặt chẽ b.Dẫn chứng phong phú, cụ thể. c.Lập luận đầy sức thuyết phục. d.Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Tác giả nào đã được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật.
a.Hồ Chí Minh b.Đặng Thai Mai. c.Phạm Văn Đồng.
B.Tự luận:
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu, chứng minh sự giàu có của tiếng Việt.
3.Dặn dò:
-Xem lại bài soạn: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Tiết: 99: Tiếng Việt
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt) I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs:
-Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
-Thực hành được các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
II.Chuẩn bị:
-Một số ví dụ.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: (HĐ1)
Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
2.Bài mới:
Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học
HĐ1 Gọi hs đọc BT 1a, 1 b sgk/61 I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
? Về nội dung 2 câu có miêu tả một sự việc không?
Hai câu cùng miêu tả 1 sự việc. ? Dựa vào định nghĩa ở tiết học trước,
2 câu đó có phải là câu bị động không?
Cả 2 câu là câu bị động. ? Về hình thức cả 2 câu có gì khác
nhau?
Câu (a) có dùng từ được, câu (b) không dùng từ được.
? Câu sau có thể xem là có cùng nội dung với 2 câu (a) và (b) không? Người ta đã hạ…từ hôm hoá vàng.
Có cùng nội dung. ? Hãy nêu cách chuyển đổi câu chủ
động thành câu bị động? Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
Ghi nhớ: sgk/64
HĐ2 II.Luyện tập:
Gọi Hs đọc BT 1 và nêu yêu cầu: BT1/65. ? Chuyển đổi câu chủ động thành câu
bị động theo 2 cách:
Dùng dấu ( ) để đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu.
a.Ngôi chùa ấy (được một nhà sư) xây từ thế kỷ XIII.
-Ngôi chùa ấy xây từ thế kỹ XIII.
b.Tất cả các cánh cữa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
-Tất cả cánh cữa chùa làm bằng gỗ lim. c.Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào.
-Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d.Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân. ? Gọi Hs đọc BT2 và nêu yêu cầu.
Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động. Một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái ý ngiã trong mỗi câu?
BT2/65.
a.-Em bị thầy giáo phê bình. -Em được thầy giáo phê bình. Hs làm tiếp phần b, c.
+Câu có dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến.
+Con có từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến.
? Hs làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.
BT3/65.
3.Dặn dò:
-Về nhà chọn 1 trong 8 đề trong sgk để viết đoạn văn chứng minh. -Ôn tập về văn nghị luận: Soạn các BT sgk
Tiết: 100: Tập làm văn.