0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I Mục tiêu cần đạt:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HK 2 (Trang 28 -31 )

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Hs:

-Cũng cố những kiến thức về cách làm bài lập luận chứng minh. -Vận dụng những hiểu biết về làm bài văn chứng minh.

II. Chuẩn bị:

-Bảng phụ.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Kiểm tra bài cũ:

-Nhắc lại các bước khi làm bài văn chứng minh

2.Bài mới:

Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học

Yêu cầu Hs đọc và xác định luận điểm:

Luận điểm: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để chúng ta hưởng thụ. Đó là đạo lý của người Việt Nam.

? Nêu các biểu hiện về vấn đề trên? Có câu nói nào cùng ý nghĩa?

1.MB: Lòng biết ơn. 2.TB:

? Các lễ hội có phải là hình thức biết ơn không?

Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng. ? Ngày cúng giổ trong gia đình có ý

nghĩa gì?

Biết ơn, nhớ những người đã khuất ? Kể các ngày lễ lớn biểu hiện lòng

biết ơn?

Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày thương binh, liệt sĩ, Ngày nhà giáo Việt Nam…

? Các biểu hiện trên gợi cho em suy nghĩ gì?

Lòng biét ơn là đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam.

3.KB: các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các gia đình chính sách…

HĐ2 II.Luyện tập:

? Áp dụng những điều đã học , em hãy chứng minh cho 1 luận điểm ở dàn bài?

3.Dặn dò:

-Viết thành văn với đề bài trên.

-Đọc kỹ bài đọc thêm: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc. sgk/56 -Tìm và nêu ra các luận điểm, dẫn chứng, cách lập luận.

-Soạn bài mới: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Tiết 93: Văn bản

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng) I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Hs:

-Cảm nhận được qua bài văn 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị. Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói và bài viết.

-Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác gỉa trong bài là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích và bình luận ngắn gọn.

-Hs nhớ và thuộc các câu hay trong bài.

II. Chuẩn bị:

-Tư liệu về Bác Hồ.

III. Tiến trình lên lớp:

1.Kiểm tra bài cũ:

-Tác giả đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt như thế nào?

2.Bài mới:

-Đọc cho Hs nghe bài thơ: “Thăm nhà Bác ở”

Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học

HĐ1

Cho Hs đọc chú thích *sgk/54

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả -tác phẩm: Xem chú thích sgk ? Phần 1: Nêu và giải thích ngắn gọn

luận điểm.

Phần 2: Chứng minh luận điểm.

2.Bố cục: 2 phần -Phần 1: Từ đầu….tuyệt đẹp. -Phần 2: Phần còn lại. Gv Hdẫn đọc: rõ ràng, mạch lạc, bộc lộ cảm xúc, đọc mẫu 1 đoạn 3.Đọc-Tìm hiểu chú thích:

HĐ2 II.Tìm hiểu chi tiết:

Gọi Hs đọc 2 đoạn đầu. 1.Nêu và giải thích ngắn gọn luận điểm

? Vấn đề tác giả nêu ra ở đây là gì? Cuộc sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác

? Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào trước khi đi vào chứng minh?

-Giải thích và mở rộng vấn đề , đặt trong mối quan hệ giữa hoạt động chính trị lay trời, chuyển đất với đời sống hàng ngày vô cùng giản dị. Nhấn mạnh sự nhất quán. Mở rộng vấn đề: Cuộc đời của Bác có 1 mục đích duy nhất vì dân vì nước.

Cho hs đọc phần còn lại 2.Chứng minh đời sống khiêm tốn và giản dị của Bác:

? Tác giả chứng minh các khía cạnh gì trong đức tính giản dị của Bác?

Trong sinh hoạt, trong lối sống, trong việc làm, cách nói và cách viết.

? Tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ? -Bữa ăn vài 3 món.

-Căn nhà 2-3 phòng gắn bó với thiên nhiên.

-Lối sống ít cần người phục vụ. -Cách nói và bài viết rất giản dị. ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận

cứ và dẫn chứng trong bài?

3.Nghệ thuật:

-Hệ thống luận cứ đầy đủ

-Lý lẽ chặt chẽ. Dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện để làm sáng tỏ từng luận điểm.

Ghi nhớ: sgk/55

HĐ3 III.Luyện tập:

? Chi tiết nào thể hiện sự nhận xét của tác giả?

-Ở việc làm… việc phục vụ. -Sự giản dị … thuở xưa. -Đó là đời sống… gương sáng ? Yếu tố nào làm cho bài văn giàu

sức thuyết phục?

Mối quan hệ gần giũ giữa tác giả và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

? Các em có thể tìm thêm các câu thơ, mẫu chuyện có liên quan đến đức tính giản dị của Bác.

3.Dặn dò:

-Học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài thơ. -Chuyển đổi câu chủ đọng thành câu bị động.

Tiết 94: Tiếng Việt

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HK 2 (Trang 28 -31 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×