I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp Hs:
-Ôn tập lại những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh để học cách làm bài văn có cơ sở chắc chắn hơn.
-Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
II.Chuẩn bị:
-Chép dàn ý vào bảng phụ
III.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là phép lập luận chứng minh. Lý lẽ và dẫn chứng khi chứng minh phải thế nào
2.Bài mới:
cách làm bài văn lập luận chứng minh phải như thế nào, theo các trình tự ra sao các em sẽ được tìm hiểu qua bài học.
Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học
HĐ1 Đề: “Nhân dân ta thường nói: có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
I.Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
Gọi hs đọc lại đề 1.Tìm hiểu đề và tìm ý:
? Bước 1 trong bài văn nghị luận chứng minh là gì? Nêu cụ thể vấn đề
-Có ý chí, sự nhẩn nại sẽ thành công. ? Muốn chứng minh ta dùng phương
tiện gì?
-Lý lẽ: Bất cứ việc gì dù giản đơn nếu thiếu ý chí, không chuyên tâm thì không đạt được kết quả cuối cùng.
Ở đời có muôn vàn khó khăn, nếu trước khó khăn mà bỏ dỡ thì chẳng làm được việc gì?
? Có những tấm gương nào trong thực tế chứng minh có chí thì nên?
-Dẫn chứng: thực tế gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; các vận động viên khuyết tật; cô Pa-du-la dù bị mù cũng thành người mẫu thời trang; ông Ốt-xtơ- rôp-xki bị mù vẩn thành nhà văn nổi tiếng; các gương trong bài: Đừng sợ bất mản.
HĐ2 2.Lập dàn ý:
Hãy lập dàn ý cho đề trên. Cho hs làm việc theo nhóm. Gv nhận xét sửa chữa.
a.MB: Vai trò của ý chí. -Đó là chân lý.
b.TB: Xét về lý. Chí giúp con người vượt qua trở ngại.
-Không có chí không làm được việc gì. Dẫn chứng: thực tế các lĩnh vực (thể thao, văn học, cuộc sống…)
c.KB: Nên tu dưỡng chí bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn.
3.Viết bài:
? Khi viết bài cần chú ý những đìêu gì? Cho Hs đọc kỹ mục 3.
-Viết phần mở bài: (tham khảo các cách viết trong sgk)
? Thân bài có thể viết thành nhiều đoạn, nên viết thành từng đoạn như thế nào?
-Viết phần thân bài: Viết đoạn phân tích lý lẽ, đoạn nêu dẫn chứng tiêu biểu
? Để bài văn mạch lạc thì giữa các phần ta phải làm gì?
Sử dụng từ ngữ chuyển tiếp để liên kết đoạn.
? Phần kết bài phải chú ý điều gì? -Viết phần kết bài: Nhắc lại ý của phần mở bài. Phải hô ứng với phần mở bài.
4.Kiểm tra, sửa chữa:
Gọi Hs đọc ghi nhớ Ghi nhớ: sgk/50
HĐ3 II.Luyện tập:
Cho Hs đọc BT sgk/51. Đề 1 và đề 2 có gì giống và khác nhau so với đề văn đã làm mẫu ở trên.
+Giống: đều khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí. +Khác: Đề 2 khi chứng minh cần chú ý cả 2 chiều. 3.Dặn dò: -Học thuộc ghi nhớ . -Làm bài tập còn lại.
-Soạn bài mới: Luyện tập lập luận chứng minh.
Tiết 92: Tập làm văn