Thái độ : yêu thíc h.

Một phần của tài liệu GA lớp 3 tuần 4 (Trang 61 - 65)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

3. Thái độ : yêu thíc h.

II/ Chuẩn bị :

GV : tranh minh hoạ truyện kể Dại gì mà đổi, mẫu Điện báo

HS : Vở bài tập

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương Pháp 1) Khởi động : ( 1’ )

2) Bài cũ : ( 4’ )

- Giáo viên gọi học sinh kể về gia đình em với một người bạn mới quen.

- Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin nghỉ học.

- Cho học sinh đọc lại lá đơn xin nghỉ học của mình.

- Nhận xét

3) Bài mới :

Giới thiệu bài : nghe kể : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn ( 1’ )

Hoạt động 1 : nghe kể : Dại gì mà đổi

- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1

- Giáo viên kể chuyện ( giọng vui, chậm rãi )

Dại gì mà đổi

Có một cậu bé 4 tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ

- Hát

( 17’ )

- Dựa theo truyện Dại gì mà đổi, trả lời câu hỏi . - Học sinh lắng nghe Giáo viên kể Thực hành động não thi đua giảng giải

ngoan về nuôi. Cậu bé nói :

- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu ! Mẹ ngạc nhiên hỏi :

- Vì sao thế ? Cậu bé trả lời :

- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?

- Giáo viên kể chuyện lần 2

- Giáo viên gọi học sinh kể lại câu chuyện

- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 học sinh, yêu cầu kể câu chuyện cho nhau nghe.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện

- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.

- Giáo viên nhận xét và hỏi :

+ Truyện này buồn cười ở chỗ nào ?

Hoạt động 2 : hướng dẫn viết Điện báo

- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên hỏi :

+ Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình?

- Cá nhân

- Mẹ doạ đổi cậu bé vì cậu rất nghịch.

- Cậu bé trả lời : “ Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu”

- Cậu bé nghĩ như vậy vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.

- Học sinh chú ý lắng nghe

- Học sinh Học sinh kể theo hướng dẫn của Giáo viên.

- Học sinh thảo luận nhóm và kể câu chuyện cho nhau nghe

- Học sinh thi kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Truyện này buồn cười ở chỗ cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.

( 16’ )

- Điền nội dung vào điện báo. - Cá nhân - Vì em đi chơi xa đến Thực hành giảng giải

- Giáo viên hướng dẫn : mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thường rất lo lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ yên tâm.

+ Bài tập yêu cầu em viết những nội dung gì trong điện báo ?

- Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng và hướng dẫn học sinh điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.

Họ, tên, địa chỉ người nhận : cần viết chính xác, cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có nếu không thì Bưu điện sẽ không biết cần chuyển tin cho ai.

Nội dung : thông báo trong phần này nên ghi thật vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận điện hiểu. Bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền. Nếu ghi dài sẽ phải trả nhiều tiền. VD : Con đã đến nơi an toàn. / Con khỏe. Mọi chuyện tốt đẹp. / cô chú ra ga đón con. / Con khỏe.

Họ, tên, địa chỉ người gửi : cần chuyển thì ghi, không thì thôi.

Phần cuối cùng là họ, tên, địa chỉ người gửi ( ở dòng dưới ) : phần này không chuyển nên không tính tiền cước nhưng người gửi vẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển điện báo gặp khó khăn. Nếu khách hàng không ghi đủ thì Bưu điện không chịu trách nhiệm.

- Giáo viên gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng.

- Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.

- Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.

- Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :

nơi em gửi điện báo cho gia đình biết để mọi người ở nhà yên tâm.

- Bài tập yêu cầu em viết họ và tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện

- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Cá nhân - Học sinh thực hành viết đơn. - Cá nhân. - Lớp nhận xét.

+ Đơn viết có đúng mẫu không ? ( Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa ? )

+ Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt câu )

- Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.

4) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )

- Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.

- GV nhận xét tiết học.

Toán

NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)I/ Mục tiêu : I/ Mục tiêu :

Một phần của tài liệu GA lớp 3 tuần 4 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w