Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông Việt Nam, thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian qua cũng có những bước nhảy vọt.

Một phần của tài liệu tầm quan trọng của hệ thống phân phối đối với doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

- Cần có chính sách quản lý chặt chẽ đối với hoạt động của các thành viên kênh phân phối nhằm tránh những hậu quả xấu xảy ra đối với hình ảnh và lợi ích của doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông Việt Nam, thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian qua cũng có những bước nhảy vọt.

Trước năm 2003, thị trường dịch vụ thông tin di động được thống lĩnh bởi VNPT với hai nhà cung cấp sử dụng công nghệ GSM (Global System for Mobile Communications- Hệ thống thông tin di động toàn cầu) là GPC - VinaPhone và VMS - MobiFone. Tháng 7/2003, mạng thông tin di động mới S-Fone chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam với công nghệ mới CDMA (đa truy cập phân chia theo mã). Công nghệ CDMA cho phép nâng cao chất lượng đàm thoại cũng như truyền số liệu với tốc độ cao bằng máy điện thoại di động. Sau ba tháng triển khai dịch vụ, S-Fone đã có hơn 15 nghìn thuê bao. Sự xuất hiện của SFone đã xóa bỏ vị trí độc quyền của VNPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động. Năm 2004, sự xuất hiện của Viettel Mobile (sử dụng công nghệ GSM) với sự phát triển nhanh như vũ bão và phương châm dịch vụ thông tin di động giá rẻ tại Việt Nam dành cho sinh viên và người lao động đã thổi làn gió cạnh tranh mới vào thị trường viễn thông Việt Nam. Sau một năm hoạt động Viettel đã có hơn một triệu thuê bao. Đến năm 2006, trên thị trường viễn thông Việt Nam có tất cả 06 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với sự tham gia của hai nhà cung cấp sử dụng công nghệ CDMA mới là EVN và HT Mobile. Sau một thời gian hoạt động không hiệu quả HT Mobile đã chuyển từ công nghệ CDMA sang công nghệ GSM và đổi tên thành Vietnam Mobile. Đến tháng 7 năm 2009, Gtel Mobile - mạng GSM nước ngoài đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với thương hiệu Beeline đã tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ lên thị trường viễn thông Việt Nam. Ngoài 7 nhà cung cấp được cấp tần số khai thác còn có 01 nhà cung cấp không được cấp tần số là Indochina Telecom. VTC telecom và FPT telecom đang được xem xét cấp phép hoạt động. Với sự xuất hiện của 8 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động, thị trường thông tin di động Việt Nam đã trở thành một trong 10 thị trường viễn thông lớn nhất Châu Á.

Một phần của tài liệu tầm quan trọng của hệ thống phân phối đối với doanh nghiệp (Trang 25 - 26)