- Gây xói lở bờ mương và bồi đắp đáy mương trong quá trình thải nước thải và nước mưa chảy tràn.
f. Tác động của các sự cố môi trường.
6.1.1 Xử lý nước chảy tràn
Quy mô: 6m x 13.5m = 80m2.
- Công trình khu xử lý nước thải có kích thước 6m x 13.5m = 80m2 bao gồm: Bể khử xyanua, bể khử crome, bể trung hoà và tách dầu, bể lắng, bể chứa bùn, bể chứa dầu và nhà hoá chất.
- Nhà hoá chất có kích thước 6m x 4.5m = 27m2.
- Chiều cao nhà hoá chất: 3.6m.
- Công trình nhà hoá chất là dạng nhà 1 tầng, tường chịu lực, mái BTCT.
- Công trình sử dụng vật liệu xây dựng và vật liệu hoàn thiện là loại có chất lượng bình thường, dễ tìm mua trên thị trường. Vật liệu hoàn thiện có màu sắc tươi sáng, sạch sẽ.
• Các giải pháp kỹ thuật:
- Móng:
+ Giải pháp nền móng: Trên cơ sở quy mô, tải trọng công trình, dự kiến dùng giải pháp móng gạch.
+ Bê tông lót M100.
- Nền N1 (nền khu vực các bể): Cấu tạo các lớp điển hình từ trên xuống dưới như sau:
+ BT M200 dày 100. + BT lót M100 dày 100. + Cát san nền đầm chặt. + Đất tự nhiên.
- Nền N2 (nền nhà hoá chất): Cấu tạo các lớp điển hình từ trên xuống dưới như sau:
+ BTCT M200 dày 150. + BT lót M100 dày 100. + Cát san nền đầm chặt. + Đất tự nhiên.
+ 2 lớp gạch lá nem.
+ Vữa XM M100 dày 20, đánh dốc 0.02 về hai phía. + BTCT M200 dày 100.
+ Trát vữa XM M50 dày 10.
- Tường T (tường gạch): Cấu tạo các lớp điển hình từ ngoài vào trong: + Quét vôi 3 nước màu trắng.
+ Trát vữa XM M50 dày 15.
+ Tường xây gạch đặc M75, vữa XM M50. + Trát vữa XM M50 dày 15.
+ Quét vôi 3 nước màu trắng.
- Thoát nước mái: Nước mái qua hệ thống sênô và các ống xối chảy vào các hố thu rồi đi vào hệ thống thoát nước chung.
- Cửa đi, cửa sổ: Toàn bộ cửa đi, cửa sổ dùng khung nhôm sơn tĩnh điện.
6.1.2 Xây dựng hệ thống trao đổi ion xử lý nước bể mạ .
Gồm các cột chứa nhựa trao đổi, số lượng và loại cột tùy yêu cầu xử lý và thu hồi sẽ được tính cụ thể. Các cột này được dính trên khung kim loại theo chiều thẳng đứng. Nước chảy được đưa vào bể chứa từ đó qua hệ thống điều chỉnh tốc độ chảy, chảy vào các cột trao đổi ion. Phải đảm bảo nước trong bể luôn đủ để nước thải có thể chảy qua các cột trao đổi liên tục với tốc độ được khống chế. Chu trình vận hành các dòng chảy trao đổi cũng tùy thuộc vào yêu cầu trên.
Thông thường bố trí 3 loại cột:
+ Cation (axit mạnh): dùng để tách các cation thu hồi (chủ yếu là Cr, Ni, Zn, Cd) hoàn nguyên bằng dung dịch H2SO4.
+ Anion (bazơ yếu): cột này dùng để giữ lại các ion Chromat, sau đó được hoàn nguyên bằng dung dịch NaOH 5%.
+ Cation (axit yếu): được sử dụng để chuyển hóa Chromat natri tạo thành axit Chromic. Axits này được sử dụng lại, hoàn nguiyeen cột bằng dung dịch H2SO4 9%.