- Gây xói lở bờ mương và bồi đắp đáy mương trong quá trình thải nước thải và nước mưa chảy tràn.
c. Tác động đến môi trường nướ * Tác động của nước thải sản xuất:
* Tác động của nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất có COD, BOD, độ màu, các kim loại nặng, hàm lượng muối, axit cao. Các ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nguồn tiếp nhận như sau:
- Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TSS, lượng thải lớn gây tác hại đối với các loài thuỷ sinh do làm tăng áp xuất thẩm thấu, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tế bào.
- Các hợp chất hữu cơ làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với thuỷ sinh do làm giảm ôxy hoà tan trong nguồn nước. Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học sẽ gây ô nhiễm lâu dài cho nguồn tiếp nhận.
- Độ màu cao do bột màu pha chế trong sơn gây ra, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thuỷ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan. Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.
Với lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm, nếu không được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình hình này diễn biến trong thời gian dài thì phạm vi ảnh hưởng là rất rộng lớn, có thể vượt ra cả bên ngoài khu vực do quá trình vận chuyển liên tục của dòng sông.
* Tác động của nước thải sinh hoạt:
Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Nhà máy, lưu lượng nước thải ra hàng ngày là 9,6 m3/ngày. Tải lượng các chất ô nhiễm như được tính toán trong bảng 3.18.
Nếu đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các loài động thực vật sống dưới nước (tôm, cua, sinh vật phù du,…) sẽ bị tiêu diệt, nguy hiểm hơn là tạo ra hiện tượng phú dưỡng tại lưu vực tiếp nhận gây mất cân bằng sinh thái. Một hiểm hoạ nữa: lưu vực sẽ là nơi sinh sống của của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và các côn trùng như ruồi, muỗi, chúng trở thành các sinh vật trung gian trong việc truyền nhiễm và gây bùng phát bệnh dịch. Ngoài ra, mùi hôi thối bốc lên từ lưu vực sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực.
Nhận thức được những nguy cơ trên, Công ty sẽ đầu tư một hệ thống hiện đại để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào môi trường tiếp nhận.
* Tác động của nước mưa chảy tràn:
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Nhà máy trong một năm dựa vào diện tích bề mặt Nhà máy và lượng mưa trung bình năm. Theo số liệu đo của trạm khí tượng thuỷ văn Hải Dương, lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh Hải Dương là từ 1400 đến 1500 mm/năm. Vậy lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực Nhà máy hàng năm là: 19.801m2 * 1450mm *103 = 27.667 m3/năm. Thành phần trong nước mưa chỉ bao gồm đất cát, không chứa các hoá chất độc hại do tất cả các loại hoá chất đều được Nhà máy quản lý, lưu trữ và bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật, không có lượng rơi vãi ra bên ngoài. Hơn nữa, hệ thống thu nước mưa được thiết kế riêng, chỉ dùng cho việc thu gom và thoát nước mưa nên không bị hoà lẫn các dòng nước thải khác. Lượng đất cát trôi theo nước mưa ước tính khoảng 0,3kg/1m3 nước mưa, vậy tải lượng đất, cát trôi theo nước mưa trong một năm là:
m=Q * 0,3 kg/m3 = 27.667 m3/năm * 0,3 kg/m3 = 8.300 kg/năm
Khi lượng nước mưa này chảy qua bề mặt khu vực Nhà máy, sẽ kéo theo khối lượng đất, cát trên và các hoá chất, vi sinh vật,…xuống lưu vực kênh mương, sông gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và bồi đắp lòng mương, sông, ảnh hưởng tới đời sống của các vi sinh vật thuỷ sinh.
Sự ô nhiễm do nước mưa chảy tràn diễn ra theo mùa và theo theo thời gian có mưa, không kéo dài trong cả năm.