- Chất thải rắn sinh hoạt: Qúa trình thi công xây dựng đòi hỏi phải có các lán trại tạm thời cho công nhân Sự sinh hoạt tạm bợ của công nhân sẽ tạo ra một số
b. Nước thải của quá trình sơn tĩnh điện:
Các chi tiết trước khi sơn thường qua giai đoạn sau: - Bể tẩy gỉ: có dung tích 36 m3.
- Bể rửa: có dung tích 36 m3.
- Bể phosphat hóa: có dung tích 72 m3.
Sau khi tẩy gỉ bằng dung dích axit, các chi tiết được rửa cho hết axit, bể rửa sẽ có nồng độ axit cao, cần xử lý bằng phương pháp trung hòa để có pH trung tính.
Bể phosphat hóa được sử dụng thường xuyên, chỉ bổ sung thêm H3PO4 cho đủ nồng độ. Các chi tiết phosphat hóa xong được xấy khô chuyển sang buồng sơn.
Tổng các chi tiết cần sơn được nêu tại bảng sau
Bảng 3.17: Các chi tiết và diện tích cần sơn
Kích thước (m) TT Tên thiết bị Dài Rộng Cao Số lượng (bộ) Tổng diện tích cần sơn (m2) 1 Module đo và bảo vệ
thông số diezel 0,6 0,8 1,2 20 172,8
2 Thiết bị bảo vệ máy phát
và hoà đồng bộ tự động 0,6 0,8 0,2 100 304
3 Module đo vạn năng V,
A, KW, cosj 0,3 0.,5 0,2 200 148
4 Module đo báo mức các
két 0,3 0.,5 0,2 200 148
5 Module đo báo tập trung
các két dầu 0,3 0.,5 0,2 200 148
6
Module báo và bảo vệ mạch đèn tín hiệu hàng hải
0,3 0,4 0,2 500 520
7 Module đặt tín hiệu cho
lái tự động 0,3 0,4 0,2 50 52
8 Module chỉ báo góc lái 0,3 0,2 0,2 500 320
9 Thiết bi tự động phát báo
10 Bảng điện chính cho các
loại tàu đóng mới 0,6 0,8 2,1 100 1368
11
Console điều khiển tập trung buồng lái và buồng máy
1,2 0,8 1,6 40 665,6
12 Vỏ tủ điện các loại 0,6 0,8 0.5 10000 33200
13 Các sản phẩm khác (vỏ
thiết bị đo, điều khiển,...) 0,3 0,2 0,2 8500 5440
14 Các bảng điện điều
khiển, động lực 0,3 0,2 0,2 10000 6400
Tổng cộng: 49302,4
Khối lượng sơn trung bình trong một ngày: 197,2096
Theo bảng trên, 1 ngày cần sơn 197,209 m2 chi tiết.
Theo số liệu thống kê tại Thời báo kinh tế Việt Nam (http://www.h2vn.com): 10m2 bề mặt chi tiết cần sử dụng 3kg sơn tĩnh điện, như vậy trong một ngày lượng sơn cần sử dụng khoảng 60 kg.
Hiệu suất sử dụng sơn tĩnh điện đạt 99%, chúng tôi thấy số liệu này quá cao. Theo kinh nghiệm, thông thường mức độ sử dụng sơn tối đa đạt hiệu suất 97%, còn 3% rơi vãi, do đó lượng sơn còn lại làm ô nhiễm môi trường sẽ là:
60x3%= 1,8kg
Nếu tính một cách tương đối khi 1,8 kg sơn đổ ra hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, nồng độ ô nhiễm sẽ đạt xấp xỉ 10 mg/l. Tất nhiên trong sơn có nhiều thành phần, số liệu trên chỉ là giả định về khả năng tan trong nước làm ô nhiễm môi trường.
Một phần trong sơn là dung môi hữu cơ, một phần là các chất cao phân tử như polyuretan, epoxy, melanin hoặc acrylic.. và một ít bột kim loại sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
Các axit HCl, H3PO4 trong bể tẩy gỉ, rửa và phosphat hóa dễ dàng xử lý. Riêng phần sơn ô nhiễm rất đa dạng, váng dầu và các chất không tan có thể gây nguy hại cho thủy sinh.
* Tính toán lượng nước thải sinh hoạt và các thành phần chất thải:
Trong giai đoạn sản xuất, một lượng nước sạch sẽ được dùng vào mục đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với đó là một lượng nước thải đáng kể được sinh ra. Dựa vào nhu cầu dùng nước của các đối tượng, có thể
tính được lưu lượng nước thải thải ra trong một ngày. Thành phần các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt bao gồm: COD, BOD5, NH3, N-hữu cơ, N-NO3, N-NO2, Phốt pho, SS (cặn lơ lửng), DS (cặn hoà tan), chất béo, vi khuẩn gây bệnh.
Tiêu chuẩn dùng nước cho lực lượng lao động trong nhà máy lấy từ 80 đến 100 lít/ngày (gồm nước uống, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ..). Khi đi vào sản xuất, số nhân lực trực tiếp là 80 người, số nhân lực gián tiếp là 60, tổng cộng là 140.
Lượng nước thải sinh hoạt trong một ngày lấy bằng 80% lượng nước sạch đã cung cấp, tương ứng bằng 7,68 - 9,6 m3/ngày.
Dựa vào bảng 3.11, có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong 20 m3 nước thải/ngày như được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3.18: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) Tổng tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) 1 BOD5 45 – 54 5,4 – 6,48 65,6 – 78,7 2 COD 72 – 102 8,64 – 12,24 105 – 148,7 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 8,4 – 17,4 102,1 – 211,4 4 Tổng nitơ 6 – 12 0,72 – 1,44 8,7 – 17,5 5 Amoni 3,6 – 7,2 0,432 – 0,864 5,2 – 10,5 6 Tổng photpho 0,6 – 4,5 0,072 – 0,54 0,9 – 6,5 7 Tổng Coliform 10 6 - 109 (MNP/100ml) 7,68.1010 – 9,6.1012 (MNP/ngày) 0,8.107 – 109 (MNP/ngày)
* Ô nhiễm không khí do hoạt động của phân xưởng sơn:
Theo công nghệ thông thường, khi sơn, xấy khô một lượng dung môi hữu cơ sẽ bay hơi, lượng dung môi trường sơn thường chứa tới 35 – 45%, chủ yếu là white spirit, dầu naphta, xăng pha sơn..
Đề đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, người ta thường tính theo tổng hợp chất hữu cơ bay hơi. Lượng sơn dùng tới 60 kg/ngày (3 kg sơn được 10 m2, một ngày trung bình nhà máy sơn 200 m2 chi tiết). Lượng dung môi bay hơi khoảng 35% sẽ là 21 kg/ngày = 0,87 kg/giờ.
Đây là số lượng VOC khá cao, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vì vậy nếu không sử dụng công nghệ tiên tiến và hấp thu lượng VOC này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khu vự dự án.
* Ô nhiễm không khí do hoạt động của phân xưởng mạ:
Tại khu vực mạ, không khí bị nhiễm bẩn bởi bụi, tiếng ồn phát sinh trong quá trình đánh bóng cơ học bề mặt chi tiết kim loại, hơi axit thoát ra từ các bể xử lý, đánh bóng điện hóa bề mặt và các bể mạ (HCl, H2CrO4, NO2, SO2…)
Trên dây chuyền mạ của công ty có 3 loại bể mạ: - Bể mạ Niken: dung tích 0,8 m3
- Bể mạ Kẽm: dung tích 0,8 m3 - Bể mạ Crôm: dung tích 0,8 m3
Trên tất cả các bể mạ, đánh bóng điện hóa đều có trang bị hệ thống chụp hút khí thoát ra trong quá trình bể hoạt động nên đã hạn chế được đáng kể lượng khí độc phân tán tại khu vực làm việc. Tại các nhà máy đánh bóng cơ học cũng đều có trang bị hệ thống hút bụi. Lượng bụi phát sinh trong quá trình đánh bóng cơ học phụ thuộc nhiều vào chất lượng bề mặt và kim loại chế tạo các chi tiết (nhôm, sắt, thép không gỉ…)
* Tính toán tải lượng các chất khí độc hại phát sinh từ bếp nấu ăn cho cán bộ công nhân viên:
+ Tính thể tích khí gas hoá lỏng ở điều kiện chuẩn:
Bếp ăn dành cho cán bộ công nhân viên của nhà máy sử dụng gas hóa lỏng trong đun nấu, thành phần chính của gas hoá lỏng là Propan và Bu tan (97%).Vì vậy, trong các quá trình tính toán có thể coi gas hoá lỏng chỉ bao gồm Propan và Butan.
Bảng 3.19: Thông số vật lý của khí Propan và Butan
Khí Công thức Khối lượng riêng kg/Nm3 Nhiệt trị kcal/Nm3
Propan C3H8 1,997 21,795
Butan C4H10 2,703 28,338
- Ga lỏng LPG có tỷ lệ khối lượng Propan/Butan là 50/50. - 1kg gas lỏng ứng với 0,5 kg Propan và 0,5 kg Butan hay: - Propan có 0,5:1,997 =0.250 Nm3 (mét khối ở điều kiện chuẩn) - Butan có 0,5: 2,703 = 0,18497 = 0,185 Nm3
- Thể tích khí ứng với 1 kg LPG là: 0,250 + 0,185 = 0,435 Nm3
Lượng nhiệt cháy 1 kg ga lỏng LPG lấy tròn 11.000 kcal nên nhiệt trị của 1 Nm3 hỗn hợp Propan và Butan với tỷ lệ khối lượng 50/50:
Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy là 140 người, tương đương với số lượng gas cần dùng là 35 kg
Vậy khí gas hoá lỏng ở điều kiện chuẩn của Nhà máy trong một ngày là:
0,435 Nm3/kg * 35 kg/ngày =15,2 Nm3/ngày
+ Tính thể tích khí CO2 thải ra trong quá trình đun nấu:
Các phản ứng cháy của khí gas như sau: C3H8 + 5O2 = 3CO2 + 4H2O
C4H10 + 13/2O2 = 4CO2 + 5H2O
Thành phần khí thải khi đốt cháy khí gas hóa lỏng chủ yếu là CO2. Và lượng khí CO2 được tính như sau:
+ Tính theo Propan: VCO2 = (3 x PC3H8 x VC3H8 x TCO2) : (TC3H8 x PCO2) = 22,1 m3/ngày
+ Tính theo Butan:
Tương tự như cách tính ở trên ta được VCO2= 21,8 m3/ngày.
Vậy tổng lượng khí CO2 sinh ra trong một ngày từ quá trình đun nấu là 42,9 m3 ở điều kiện 2000C và áp suất khí quyển.
Từ các phản ứng trên,chúng ta tính được khối lượng khí CO2 thải ra trong 1 ngày là: 2.336 mol * 44 = 102.820 g/ngày.Tương ứng 16,8 g/s.
* Tiếng ồn phát sinh từ các dây chuyền sản xuất:
Tiếng ồn phát sinh từ các quá trình chà nhám, đánh bóng bề mặt, đột, dập, lắp ráp sản phẩm, ... Độ ồn lớn nhất trong số các máy móc thiết bị là máy cưa khoảng 90 dBA, lớn hơn tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế (85 dBA) – tiêu chuẩn quy định độ ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động. Còn các thiết bị khác có độ ồn nhỏ hơn, dao động trong khoảng từ 40 đến 84 dBA. Tuy nhiên, khi các loại máy trên sắp xếp không đúng khoảng cách nhất định thì độ ồn tổng cộng do chúng tạo ra sẽ có khả năng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.
* Tính toán lượng chất thải rắn sản xuất: