- Người dân sẽ mất đất nông nghiệp để sản xuất, gây ra những ảnh hưởng
a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình.
a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình. dựng các hạng mục công trình.
Những hoạt động trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình có khả năng gây tác động đến môi trường được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.7: Những hoạt động xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường
TT Nội dung hoạt động
1 Xây dựng các hạng mục công trình chính 2 Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ
3 Xây dựng hệ thống cấp thoát nước mưa, thoát nước thải và xử lý nước thải 4 Xây dựng hệ thống cấp điện
5 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc 6 Xây dựng hệ thống phòng cháy, chữa cháy
7 Vận chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu 8 Sinh hoạt của công nhân tại công trường
Những hoạt động trên sẽ gây tác động đến môi trường sinh thái, cảnh quan và các tác động về an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội trong khu vực dự án…Những tác động này chỉ xảy ra trong giai đoạn thi công và có tính chất tạm thời.
Các vấn đề môi trường phát sinh trong giai đoạn này bao gồm:
+ Bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu vật liệu xây dựng ra vào công trường.
+ Bụi phát sinh từ khu đất dự án dưới ảnh hưởng của gió.
+ Tiếng ồn phát sinh từ xe vận chuyển và từ máy xúc, máy ủi và các loại máy xây dựng khác như máy ép cọc bê tông, máy khoan…
+ Khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ. + Nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng và chất thải rắn phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân và xây dựng trên công trường.
+ Nước mưa chảy chàn qua khu vực thi công.
* Tính toán lượng bụi phát sinh:
Trong giai đoạn này, lượng bụi phát sinh do gió cuốn chủ yếu từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng (cát, gạch, đá sỏi, xi măng). Lượng bụi này rất nhỏ, không đáng kể, và chỉ xảy ra trong những ngày gió lớn nên hầu như không ảnh hưởng đến môi trường.
Lượng bụi phát sinh chủ yếu từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trường.
Để tính toán lượng bụi do các xe vận chuyển gây ra, chúng ta áp dụng phương pháp đánh giá nhanh của WHO với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình; 10 km/hoạt động (khu vực công trường) - Tải trọng trung bình; 10 tấn/xe
- Số bánh xe trung bình; 6 cái/xe
- Quãng đường trung bình; 10 lượt xe/ngày - Hệ số phát sinh: 21*f /1000km
(f=S.CW0,7.w0,5 Trong đó: S là tốc độ xe W là trọng tải w là số bánh xe)
Tải lượng bụi trung bình tính được là 25,78 kg/ngày.
* Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ:
Việc tính toán tải lượng các khí độc hại phát sinh do ô tô vận chuyển có thể thực hiện bằng việc thống kê số lượt xe ra vào công trường trong một ngày. Kết quả tính toán chỉ mang tính chất ước lượng do khó xác định chính xác số lượng nhiên liệu bị đốt cháy hàng ngày trong khu vực công trường.
Động cơ xe ô tô chủ yếu là loại động cơ diezen và lượng nhiên liệu bị đốt cháy phụ thuộc vào công suất, chấy lượng của từng động cơ, vào chế độ vận hành của từng xe. Để ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do
Tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập như được trình bày trong bảng 3.3.
Lượng khí thải do ô tô vận chuyển nguyên liệu gây ra trong khu vực công trường được trình bày trong bảng 3.8, với các điều kiện sau:
+ Tải trọng trung bình của xe: 10 tấn/xe + Xe chạy ngoài thành phố
+ Số lượt xe ra vào công trường trong một ngày: 10 lượt xe/ngày.
+ Phạm vi ảnh hưởng của các xe vận chuyển trong khoảng bán kính 1 km.
Bảng 3.8: Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Quãng đường xe đi được (km/ngày) Tải lượng (g/ngày) SO2 4,15*S 20 0,34 NOx 1,44 20 28,8 CO 2,9 20 58,0 VOC 0,8 20 16
* Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các máy hoạt động đào, lấp, trộn bê tông trong công trường:
Các máy phục vụ cho các hoạt động xây dựng trong công trường bao gồm máy xúc, máy ủi, máy san, xe lu, cần cẩu, trạm trộn bê tông, máy khoan cọc nhồi hoạt động như một nguồn điểm, vì vậy việc tính lượng khí thải dựa vào lượng nhiên liệu tiêu thụ của các loại máy trên trong một các làm việc.
Theo điều tra thực tế, lượng nhiên liệu tiêu thụ của các loại máy trên được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 3.9: Lượng nhiên liệu tiêu thu của các động cơ
STT Loại máy Số lượng Lượng nhiên liệu sử dụng
kg/ca làm việc
1 Máy ủi 160cv 1 55
2 Máy xúc thuỷ lực loại 1,5m3/gầu 1 90 3 Xe lu 10 tấn 1 32,0 4 Máy san 180cv 1 43,0 5 Cần cẩu, sức nâng 30 tấn 1 65 6 Trạm trộn bê tông 1 84
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập, chúng ta tính được tải lượng các khí thải độc hại do các loại máy trên sinh ra như sau:
Bảng 3.10: Tải lượng các loại khí thải do các loại máy sinh ra
Chỉ tiêu Loại máy SO2 g/ca NOx g/ca CO g/ca VOC g/ca Hệ số ô nhiễm (g/kg nhiên liệu) 20*S 70 14 4 Máy ủi 160cv 4,4 3850 770 220
Máy xúc thuỷ lực loại
1,5m3/gầu 7,2 6300 1260 360
Xe lu 10 tấn 2,6 2275 455 130
Máy san 180cv 3,44 3010 602 172
Cần cẩu, sức nâng 30 tấn 5,2 4550 910 260
Trạm trộn bê tông 6,52 5880 1176 336
Máy khoan cọc nhồi 1,92 1680 336 96
Tổng 26,56 21615 4333 1238
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%) VOC: Chất hữu cơ bay hơi
Trong hoạt động xây dựng, lượng ô nhiễm khí này là lớn. Nhưng trong khu vực rộng và khả năng phát tán không lớn thì chỉ ảnh hưởng đến một số công nhân lao động tại khu vực này, không ảnh hưởng tới khu vực dân cư.
* Tính toán lượng nước thải xây dựng:
Nước thải xây dựng phát sinh chủ yếu từ quá trình trộn bê tông và tưới ẩm công trình, thành phần ô nhiễm chủ yếu là đất, cát, xi măng. Chúng dễ dàng lắng đọng xuống các kênh thoát nước gần khu đất dự án. Các xưởng chính được làm bằng nhà khung thép và tường xây (50%), mái lợp tôn nên khối lượng xây dựng liên quan đến cát, xi măng giảm, vì vậy mà lượng nước thải phát sinh từ quá trình xây dựng là không nhiều.
* Tính toán lượng nước thải sinh hoạt và các thành phần chất thải:
Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình có sử dụng nguồn nước qua xử lý để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và cho phòng cháy chữa cháy.
100 lít/ngày (gồm nước uống, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ..).
Số công nhân có mặt trên công trường lúc đông nhất là 150 người, khi ít có độ 20 – 30 người. Lấy bình quân là 100 công nhân làm việc trong 8 tháng.
Lượng nước thải sinh hoạt trong một ngày lấy bằng 80% lượng nước sạch đã cung cấp, tương ứng bằng 6,4 - 8 m3/ngày.
Thành phần và tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải được trình bày trong bảng 3.12. Việc tính toán tải lượng chất ô nhiễm dựa theo thống kê của Tổ quốc Y tế thế giới (WHO) đưa ra.
Bảng 3.11: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Tải lượng
(g/người/ngày) Tổng tải lượng (kg/ngày) 1 BOD5 45 – 54 4,5 – 5,4 2 COD 72 – 102 7,2 – 10,2 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 7,0 – 14,5 4 Tổng nitơ 6 – 12 0,6 – 1,2 5 Amoni 3,6 – 7,2 0,36 – 0,72 6 Tổng photpho 0,6 – 4,5 0,06 – 0,45 7 Tổng Coliform 10 6 - 109 (MNP/100ml) 6,4.1010 – 8.1012 (MNP/ngày)
Từ tải lượng trên có thể tính được nồng độ các chất thải có trong 6,4 - 8 m3/ngày như sau:
Bảng 3.12: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ 1 BOD5 mg/l 56 – 67,5 2 COD mg/l 90 – 12,7 3 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 87,5 – 181,25 4 Tổng nitơ mg/l 7,5 – 15,0 5 Amoni mg/l 4,5 – 9,0 6 Tổng photpho mg/l 0,75 – 5,7 7 Tổng Coliform MPN/100ml 106 – 109