- Tổng diện tích gieo trồng: 121 ha Trong đó: + Cây lúa: 74 ha, đạt tổng sản lượng 328,24 tấn
d. Công tác chính sách LĐTBXH và lao động việc làm.
3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng.
Tổng diện tích đất đai của khu công nghiệp khoảng 200 ha, trước kia là đất nông nghiệp. Sau khi quy hoạch, Ban quản lý dự án đã hút bùn, cát ở sông Rạng để san lấp và tôn cao mặt bằng. Nhà máy chế tạo thiết bị điện tàu thủy thuộc Công ty cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy chiếm diện tích 2 ha nằm ở giữa khu công nghiệp. Việc san lấp mặt bằng chỉ còn là việc san ủi cho đến cốt xây dựng, không có quá trình vận chuyển đất đá, nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường chủ yếu là:
- Bụi phát sinh từ hoạt động san lấp (có tính cục bộ). - Bụi do gió cuốn các hạt đất và cát.
- Tiếng ồn phát sinh ra từ xe vận chuyển và từ máy san ủi.
- Khí thải độc hại phát sinh từ quá trình hoạt động của các động cơ.
Các tác động này chỉ tức thời trong thời gian san ủi với diện tích 2 ha/ 200 ha nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh
Tác động của tiếng ồn do máy ủi, xe lu, máy xúc gầu trước… thường giảm theo khoảng cách nên không ảnh hưởng đến khu dân cư, chỉ ảnh hưởng trực tiếp với người lao động ngồi trên các phương tiện này sẽ chịu tác động của độ ồn lớn:
Máy ủi 93 dBA
Xe lu 73,0 dBA
Máy xúc gầu trước 78,0 dBA
Máy kéo 86,5 dBA
Xe tải 88,0 dBA
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng – Môi trường không khí – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
- Theo tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QDD-BYT quy định tiếng ồn cho phpes tại các vị trí làm việc trong lao động là 85 dBA
- TCVN 5949-1998 quy định tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và dân cư là 75 dbA
máy đang hoạt động, chúng tôi đo tiếng ồn tại khu vực trung tâm nhà máy, cách các thiết bị và phương tiện đang làm việc 100 m, độ ồn đo được là 50 dBA
Ngoài cổng nhà máy, cách 200 m về phía Nam, độ ồn đo được là 44 dBA. Độ ồn chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người điều khiển phương tiện.
* Tính toán lượng bụi do quá trình vận chuyển:
Để tính toán lượng bụi do các xe vận chuyển gây ra, chúng ta áp dụng phương pháp đánh giá nhanh của WHO với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình: 10km/h (khu vực công trường)
- Tải trọng trung bình: 12 tấn/xe - Số bánh xe trung bình: 10 cái/xe
- Số xe vận chuyển trung bình: 30 lượt xe/ngày
- Quãng đường trung bình: 1km (khu vực công trường).
Bảng 3.1. Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển
Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh (1000km) Lượng bụi phát sinh của 1 lượt xe (kg/1000km) Số lượt xe trong một ngày (lượt) Tải lượng phát sinh trung bình (kg/ngày)
Vận tải giao thông 21*f 3780 30 226,3
Nguồn: Assessment of sources of Air, Water and land pollution - A guide to rapid source inventory techniques and the use in fomulating environmental control straegies - past one: Rapid inventory techniques in environmental; pollution - World Health Organization, Generva, 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường có công thức tính bằng f = v.M0,7.n0,5, trong đó:
- v: Vận tốc trung bình của xe (km/h) - M: Tải trọng trung bình của xe (tấn) - n: Số bánh xe trung bình
* Tính toán lượng bụi phát sinh từ khu đất dự án dưới tác dụng của gió:
Dự kiến hoạt động san lấp diễn ra trong khoảng 60 ngày, với tải trọng xe trung bình là 12 tấn thì trong một ngày lượng đất cát vận chuyển đến công trường là 250m3/ngày (tương ứng 400 tấn/ngày, trọng lượng trung bình của cát sông mới khai thác là 1,6 tấn/m3. Lượng bụi phát sinh bằng lượng đất cát bị gió cuốn vào không khí trong một ngày. Theo quan sát thực tế tại một số công trường san lấp, lượng đất
cát tạo thành bụi chiếm khoảng 1% khối lượng đất cát san lấp.
Vậy lượng bụi phát sinh trong một ngày là; 250*1% = 2,5m3. Lượng bụi này chỉ diễn ra trong những ngày có cường độ gió lớn (>10m/s).
* Tiếng ồn phát sinh từ các động cơ:
Khả năng lan truyền của tiếng ồn từ các thiết bị thi công tới khu vực xung quanh được tính gần đúng bằng công thức sau:
L = Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)
Trong đó:
L: Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quanh, dBA. Lp: Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA.
∆Ld: Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA.
∆Ld = 20*lg[(r2/r1)1+a]
Trong đó:
r1: Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn, thường lấy bằng 1m đối với nguồn điểm.
r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.
a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0.
∆Lb: Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0.
∆Ln: Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.
(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 1997).
Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi trường không khí xung quanh tại các khoảng cách 50m và 100m tính từ nguồn gây ồn. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới.
Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
STT
Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi
công cơ giới Khoảng Trung bình
Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) Mức ồn cách nguồn 100m (dBA) 1 Máy ủi 93,0 59,0 53,0 2 Xe lu 72,0÷74,0 73,0 39,0 33,0
3 Máy xúc gầu trước 72,0÷84,0 78,0 44,0 38,0
4 Máy kéo 77,0÷96,0 86,5 52,5 46,5
5 Xe tải 82,0÷94,0 88,0 54,0 48,0
Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế 85dBA -
TCVN 5949 - 1998 - 75dBA
Nguồn: Mackernize, 1985
Ghi chú:
+ Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT, tiêu chuẩn này quy định tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động.
+ TCVN 5949 - 1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và khu dân cư.
Trên công trường, thường xuyên có 2 máy ủi, 2 xe lu, 2 máy xúc hoạt động vì vậy tiếng ồn gây ra tại 1 điểm trên công trường là tiếng ồn tổng hợp của các loại máy trên gây ra.
Tổng mức ồn của nhiều nguồn điểm gây ra tại một điểm các nguồn phát sinh một khoảng cách "d" được tính theo công thức sau:
L = 10*lg 2*(100,1*L1 + 100,1*L2 + 100,1*L3)
Trong đó:
L1: Mức ồn trung bình của máy ủi, cách điểm tính toán 100m, 53 dBA. L2: Mức ồn trung bình của xe lu, cách điểm tính toán l100m, 33 dBA. L3: Mức ồn trung bình của máy xúc, cách điểm tính toán 50m, 38 dBA. Vậy mức ồn tổng do các máy thi công tạo ra trong công trường là:
L = 10 * lg 2 * (100,1*53 + 100,1*33 + 100,1*38) = 56,2 dBA
* Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển.
Việc tính toán tải lượng các khí độc hại phát sinh do ô tô vận chuyển có thể thực hiện bằng việc thống kê số lượt xe ra vào công trường trong một ngày. Kết quả tính toán chỉ mang tính chất ước lượng do khó xác định chính xác số lượng nhiên liệu bị đốt cháy hàng ngày trong khu vực công trường.
Động cơ xe ô tô chủ yếu là loại động cơ diezen và lượng nhiên liệu bị đốt cháy phụ thuộc vào công suất, chất lượng của từng động cơ, vào chế độ vận hành của từng xe . Để ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập như được trình bày trong bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải
Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe từ 3,5 đến 16 tấn STT Chất ô nhiễm Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc 1 SO2 1,16*S 0,84*S 1,3*S 4,29*S 4,5*S 4,15*S 2 NOx 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44 3 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 4 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
Nguồn: Assessment of sources of Air, Water and land pollution - A guide to rapid source inventory techniques and the use in fomulating environmental control straegies - past one: Rapid inventory techniques in environmental; pollution - World Health Organization, Generva, 1993.
Ghi chú:
S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%) VOC: Chất hữu cơ bay hơi
+ Số lượt xe ra vào công trường trong một ngày: cao độ 15 lượt xe/ngày, có ngày không có xe nào.
+ Phạm vi ảnh hưởng của các xe vận chuyển trong khoảng bán kính 1km. Lượng khí thải do ôtô vận chuyển đất nguyên vật liệu trong khu vực công trường được trình bày trong bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4: Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Quãng đường xe đi được (km/ngày) Tải lượng (g/ngày) SO2 4,15*S 30 0,49 NOx 1,44 30 43,28 CO 2,9 30 87,0 VOC 0,8 30 24,0
* Tính toán tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các máy hoạt động san lấp trong công trường:
Các máy hoạt động san lấp trong công trường bao gồm máy xúc, máy ủi, máy san, xe lu hoạt động liên tục như một nguồn điểm, vì vậy việc tính lượng khí thải dựa vào lượng nhiên liệu tiêu thụ của các loại máy trên trong một ca làm việc.
Theo điều tra thực tế, lượng nhiên liệu tiêu thụ của các loại máy trên được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 3.5: Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các động cơ
STT Loại máy Số lượng Lượng nhiên liệu sử dụng
kg/ca làm việc
1 Máy ủi 160cv 1 55
2 Máy xúc thuỷ lực loại 1,5m3/gầu 1 90
3 Xe lu 10 tấn 1 32,5
4 Máy san 180cv 1 43
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập, chúng ta tính được tải lượng các khí thải độc do các loại máy trên sinh ra như sau:
Bảng 3.6: Tải lượng các loại khí thải do các loại máy sinh ra
Chỉ tiêu Loại máy SO2 g/ca NOx g/ca CO g/ca VOC g/ca Hệ số ô nhiễm (g/kg nhiên liệu) 20*S 70 14 4 Máy ủi 160cv 4,4 3850 770 220
Máy xúc thuỷ lực loại
1,5m3/gầu 7,2 6300 1260 360
Xe lu 10 tấn 2,6 2275 45,5 130
Máy san 180cv 3,44 3010 602 172
Tổng 17,64 15470 3087 884
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%). VOC: Chất hữu cơ bay hơi.