III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG.
1. Những thành tựu đã đạt được.
Tổng Công ty đã ý thức được đây là một vấn đề quan trọng nên đã thực sự quan tâm đến việc hoàn thiện sự phân chia các lĩnh vực hoạt động và tổ chức quản lý nhằm mục đích kiểm soát được các hoạt động của mình.
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Đức Giang được áp dụng theo hình thức trực tuyến chức năng hay còn gọi là cơ cấu tổ chức hỗn hợp. Cơ cấu trên đã phát huy tính hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nó có nhiều thuận lợi trong công tác tổ chức quản lý và tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban. Khi áp dụng cơ cấu này Tổng công ty đã tận dụng được hết những ưu điểm của nó, đó là tạo ra được một kênh liên hệ theo đường thẳng và mối tương quan giữa các phòng ban, tránh được nhầm lẫn và sai sót khi mệnh lệnh được ban hành từ cấp lãnh đạo. Ngoài ra còn thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, nhờ đó mà công việc dược giải quyết một cách hiệu quả hơn.
Các phòng ban chức năng dưới sự quản lý trực tiếp của các Phó Tổng Gám đốc nên công việc sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn cũng như việc báo cáo kết quả lên cấp trên được kịp thời. Việc phân chia quyền hạn nhiệm vụ giữa các phòng ban chức năng khá rõ ràng không những tạo ra sự linh hoạt mà còn thống nhất trong hành động, không tạo ra sự chồng chéo trong mệnh lệnh và việc thực thi mệnh lệnh đó.
Đối với các phân xưởng sản xuất, các nhân viên được quy định rõ nhệm vụ sản xuất và phục vụ sản xuất một cách cụ thể, sát thực tế, hàng tháng, hàng
quý đều được Tổng công ty giao nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và được kiểm tra đánh giá kết quả một cách kịp thời.
- Về nhân sự: Tổng Công ty Đức Giang có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh may mặc, đặc biệt là có đội ngũ công nhân lành nghề, có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho việc sản xuất theo dây chuyền và đơn đặt hàng, cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển Tổng Công ty.
- Về đào tạo: Tổng Công ty đã hết sức chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, công tác đào tạo bao gồm: đào tạo mới, đào tạo nâng cao, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức: đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ (kèm cặp), tham quan, khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Tùy từng đối tượng mà Tổng Công ty có các hình thức đào tạo khác nhau phù hợp, với mục đích tạo hiệu quả cao đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Là một trong những đơn vị đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ-kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vào hoạt động quản lý. Điều kiện làm việc và các trang thiết bị phục vụ cho công tác làm việc ở các phòng ban ngày càng được cải thiện với việc trang bị đầy đủ máy tính và các máy móc chuyên dụng khác có tác dụng nâng cao được chất lượng công việc và hệu quả trong quá trình quản lý.
- Thực hiện tốt chế độ dân chủ ở cơ sở, đảm bảo chế độ quyền lợi của người lao động cũng như thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.
Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tựu. Giá tri tổng sản lượng, tổng doanh thu và thu nhập bình quân đều đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, cơ bản đã
lo đủ việc làm cho đội ngũ công nhân sản xuất, nền tài chính của Tông công ty dần đi vào ổn định, công tác quản ký doanh nghiệp ngày một nâng cao.