II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC.
2. Xử lý tốt các mối quan hệ.
Cần phải xử lý các mối quan hệ trong Tổng Công ty, quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên cấp dưới, quan hệ giữa nhân viên các cấp với nhau, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, làm cho họ gắn bó với Tổng Công ty. Nếu gia đình là tổ ấm của họ, thì Tổng Công ty là nơi để họ phát huy tài năng và là nơi gắn bó tình cảm đồng nghiệp không xa rời được. Có tạo được môi trường làm việc lành mạnh như vậy mới tạo được cho mọi người có tâm lú làm việc phấn khởi, họ sẽ đem hết khả năng của mình để làm việc đạt hiệu quả cao. Các mối quan hệ trong Tổng Công ty cần được đổi mới, cải tiến theo hướng sau:
- quan hệ giữa lãnh đạo với cấp dưới trước hết coi đó là quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo sự cởi mở, chân thành.cấp dưới tuân thủ sự chỉ huy của cấp trên, cấp trên tôn trọng lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
- Lãnh đạo phải luôn gương mẫu, là chuẩn mực đạo đức cho mọi nhân viên noi theo. Là người cởi mở, trung thực ở mọi nơi, mọi lúc, đề cao tính hiệu quả trong công việc, tạo môi trường thoải mái cho sự phát triển của nhân viên, dám làm, dám chịu, không trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho cấp dưới.
- Đặc biệt, trong công việc phân công chức năng, nhiệm vụ, giao quyền cho cấp dưới phải trên cơ sở phân công một cách khoa học, hợp lý và tránh tình trạng phân phối quyền lợi không công bằng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy cán bộ, nhân viên thường không quan tâm nhiều đến mức lương của họ cao hay thấp, mà họ thường chú ý quan tâm đặc biệt đến sự chênh lệch về
quyền lợi. Nếu họ thấy bị đối xử không công bằng thì họ sẽ rất buồn long, sinh ra đố kỵ nhau, không tôn trọng những quyết định của cấp trên, tạo ra một không khí không tốt trong cơ quan.