Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ cán bộ quản trị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Đức Giang (Trang 58 - 63)

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG.

2.Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ cán bộ quản trị.

trị kiểu mỗi phòng ban đều do cả Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc phụ trách. Giúp cho hoạt động quản trị của ban giám đốc nói riêng và có cả bộ máy quản trị của Tổng Công ty đạt hiệu quả cao hơn.

- Giảm bớt tình trạng bỏ sót, không quản lý được triệt để các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

- Tránh được khả năng có thể dẫn tới sự quan liêu, chuyên quyền trong công tác quản trị của Tổng Công ty.

- Tổng giám đốc Tổng Công ty sẽ tạo được niềm tin cho cán bộ cấp dưới, từ đó sẽ hết mình với công việc, thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đạt hiệu quả cao hơn.

2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản trị. quản trị.

2.1. Cơ sở đề ra giải pháp.

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng dù cho hệ thống quản lý có mô hình tổ chức quản lý hợp lý, có cơ chế quản lý đổi mới mà không có đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi và một đội nhũ công nhân lành nghề thì hêi thống vẫn không phát triển được, thậm chí là suy thoái.

Đó là bài học kinh nghiệm mà chúng ta đã thấy rõ qua một số các doanh nghiệp công nghiệp vừa qua. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Hà Nội bước vào cơ chế thị trường với một hành trang rất thiếu thốn nhưng nhờ có giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và lực lượng công nhân lành nghề đã đưa doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng và có bước phát triển đáng kể như: Công ty dệt kim HN, Công ty Dệt 19/5, Công ty May 10…Mục tiêu của công việc bồi dưỡng cán bộ quản lý trong thời gian tới là bảo đảm đủ số lượng và chất lượng đồng bộ đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong công ty và đội ngũ công nhân lành nghề để thưch hiện được các mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của cơ chế quản lý mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, với sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, với những biến chuyển đang diễn ra trong ngành dệt may, các nhà quản trị của Tổng Công ty Đức Giang còn một số mặt yếu kém và cần được bồi dưỡng đào tạo.

2.2. Phương pháp tiến hành.

Để thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản trị của Tổng Công ty, theo em Tổng Công ty nên có kế hoạch tổ chức đào tạo như sau:

- Chủ động đánh giá lại chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý để từng bước củng cố đội ngũ cán bộ quản lý của toàn Tổng Công ty về năng lực lãnh đạo cũng như trình độ chuyên môn.

- Hàng quý có lịch cử cán bộ quản trị đi học lớp nâng cao nghiệp vụ, tổ chức tại Tổng Công ty. Điều này sẽ giúp cho các cán bộ quản trị của Tổng Công ty trau dồi them kiến thức, kinh nghiệm trong công tác và từ đó có thể hoàn thành tốt hơn nữa công việc mình phụ trách.

- Coi trọng công tác chuẩn bị đội ngũ kế cận để đáp ứng những nhiệm vụ của Tổng Công ty trong thời gian tới, lựa chọn những người có đủ tiêu chuản, có năng lực để cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý, kỹ năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trình độ ngoại ngữ, phấn đấu có một đội ngũ cán bộ quản lý có trìnhđộ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo giỏi, thành thạo trong việc sử dụng và ứng dụng các kỹ thuật mới, công nghệ mới, trang thiết bị mới trong công tác điều hành sản xuất của Tổng Công ty. Cần phải đảm bảo rằng khi một người được thăng tiến hoặc đi làm công việc khác thì chỗ trống phải được thay thế bởi một người có đủ năng lực làm việc theo chuẩn mực cao mà Tổng Công ty đã đề ra, tránh để tình trạng rơi vào khủng hoảng do không có người thay thế. Như vậy, Tổng Công ty phải có kế hoạch tuyển dụng và chiến lược đào tạo bồi dưỡng các nhà quản trị ở vị trí then chốt.

- Cùng với giải pháp về quy hoạch, đào tạo cán bộ, Tổng Công ty cần phải sắp xếp lại lực lượng nhân sự của bộ máy quản lý, bảo đảm đúng người, đúng nghè, đúng việc, đáp ứng được yêu cầu công việc, nhằm làm cho bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả quản lý cao.

Các hình thức đào tạo trên sẽ được thực hiện ngoài giờ làm việc hành chính của các cán bộ quản trị. Với ngân quỹ trích từ quỹ phúc lợi của Tổng Công ty. Ngoài ra, việc tổ chức đào tạo tin học cho cán bộ quản trị của Tổng Công ty là việc cần làm. Tổng Công ty nên mở các lớp học vi tính cơ bản tại Tổng Công ty để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản trị. Bởi lẽ trong tương lai việc sử dụng thành thạo máy vi tính là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản trị.

Ngoại nhữ là phương tiện cần thiết để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu. Trước tình hình hiện nay, việc mở rộng quan hệ hợp tác của đất nước và với kế hoạch của Tổng Công ty là sẽ mở rộng thêm quan hệ hợp tác với nước

ngoài, cho nên, đối với cán bộ quản trị có bằng ngoại ngữ cũn là một tiêu chuản cần, đặc biệt là đối với cán bộ phụ trách về mặt đối ngoại. Do đó Tổng Công ty nên có chính sách khuyến khích các cán bộ đi học them ngoại ngữ ngoài giờ và sẽ cấp kinh phí cho những cán bộ có chứng chỉ.

2.3. Tác dụng của giải pháp.

- Góp phần nâng cao trình độ kiến thức cũng như trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản trị của Tổng Công ty, qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của bộ máy quản trị.

- tạo cơ hội cho các cán bộ quản trị của Tổng Công ty được bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức và trình độ nghiệp vụ của mỗi cá nhân.

- nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản trị của Tổng Công ty, tạo điều kiện để cho đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao với hiệu quả cao nhất.

- Nâng cao trình độ của các cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy quản trị giúp cho các hoạt động như phân phối tham mưu ra quyết định sẽ chính xác, kịp thời, mang tính hiệu quả.

- Tạo động lực tinh thần, sự hưng phấn cho người lao động trong công việc, họ được bố trí công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo, với sở thích, từ đó làm tăng sự gắn bó của người lao động cới Tổng Công ty, tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh.

3.Nâng cao tay nghề cho người lao động.

3.1. Cơ sở đề ra giải pháp.

Trong quá trình sản xuất, nếu công nghệ là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm thì năng suất lao động lại là một trong những yếu tố cơ bản đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Do đó lao động là vấn đề được quan tâm hàng

đầu trong mỗi doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp may khác, Tổng Công ty Đức Giang cũng ở trong tình trạng trình độ bậc thợ của công nhân còn thấp. Do vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh thì biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ đi đôi với phát triển nguồn nhân lực là biện pháp tối ưu nhất. Nếu đầu tư đổi mới công nghệ có được máy móc hiện đại nhưng không có con người vận hành thì máy móc hiện đại đến đâu cũng trở nên vô dụng.

3.2.Cách thức tiến hành.

Tổng Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp, từ đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn. Ngoài ra phải có chiến lược đào tạo cán bộ khoa học quản lý có hệ thống và nâng cao trình độ tay nghề công nhân đẻ thích ứng với công nghệ sản xuất mới hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo các chương trình ngắn hạn.

Từng bước chuẩn hóa chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng vị trí trong Tổng Công ty, từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức và tham gia các hội thảo, các cuộc thi tay nghề trong toàn ngành cũng như trong Tổng Công ty để cung cấp trao đổi thong tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các công nhân trong Tổng Công ty với nhau, với công nhân của các công ty khác.

3.3. Hiệu quả mang lại của giải pháp.

Thực hiện tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp cận vận hành các trang thiết bị công nghệ mới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có như vậy Tổng Công ty mới có thể sử dụng được những công nghệ thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dung ngày càng khắt khe trên thị trường và làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Đức Giang (Trang 58 - 63)