Sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Đức Giang (Trang 63 - 65)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC.

1.Sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế thỏa đáng.

Chúng ta đều biết rằng, trong bất kỳ một mô hình nào, bất kỳ một tổ chức nào, cho dù có hiện đại đến đâu thì con người vẫn luôn là yếu tố chủ đạo trong quản lý kinh tế. Vấn đề chính là ở hầu hết các doanh nghiệp, các Công ty là làm sao khuyến khích mọi người làm việc một cách tự giác, hết mình, phát huy hết khả năng của mình. Người lao động luôn luôn muốn làm việc hết sức mình để có thể nâng cao mức sống của bản than bằng những công sức chính đáng do mình bỏ ra, thong qua đó sẽ góp một phần giá trị vào sự phát triển của Tổng Công ty.

Vấn đề này liên quan đến động cơ thúc đẩy và chính sách đãi ngộ. Dể có phương hướng tác động và quản lý chính xác đối với con người cần phải nghiên cứu để nắm vững động cơ chi phối các hành vi và các hoạt động của con người, cộng đồng tập thể và xã hội. Quá trình quản lý chính là quá trình các chủ thể tác dộng lên các bước của quá trình của mỗi cá nhân, tập thể, xã hội thực hiện nhu cầu theo hướng tạo được động lực cùng chiều cho cả tập thể và xã hội, đó là việc hoàn thiện không ngừng các chuẩn mực xã hội, đó là các hoạt động nhằm làm cho con người đánh giá được chuẩn xác năng lực của mình và các rang buộc quy định các điều được làm, cần làm trong phương thức hoạt động của con người.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội, người lao động không những là một yếu tố trong quá trình đó, mà còn là yếu tố quan trọng tác động có tính chất quyết định vào việc phát huy đồng bộ có hiệu quả của các yếu tố khác. Nhìn từ góc độ quản lý, người lao động cũng là tài sản quý giá của doanh nghiệp, cần được khai thác có hiệu quả, làm cho họ đem hết khả năng, năng lực sang tạo tiềm tang trong mỗi con người lao động đóng góp vào quá trình hoạt động kinh doanh, đưa lại hiệu quả thiết thực trong mọi

lĩnh vực, mọi công việc. Phải để cho người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn liền lợi ích của người lao động với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải tìm ra được những động lực cùng những yếu tố kích thích tích cực của mọi người lao động để tác động mạnh mẽ vào những yếu tố này. Lợi ích của người lao động chính là động lực lớn nhất, quan trọng nhất có tính chất quyết định trong quá trình sản xuất king doanh. Thực tế cho thấy rằng, chính sách đãi ngộ nhân sự của Tổng Công ty Đức Giang còn nhiều bất cập. Tiền lương, tiền thưởng còn bất hợp lý, chưa thực sự khuyến khích người lao động. Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ vừa là một chi phí tốn kém, vừa là một loại công cụ thúc đẩy nỗ lực làm việc. Nó là một tiềm năng ảnh hưởng đến hành vi làm việc của người lao động, thúc đẩy họ làm việc có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, biện pháp này mang tính hai mặt, nếu được sử dụng tốt, nó sẽ phát huy hiệu quả cao, tuy nhiên, nếu sử dụng không tốt, thì không những nó không phát huy được khả năng của người lao động mà còn gây nên sự bất bình, tạo môi trường làm việc không lành mạnh, kìm hãm sự phát triển chung của Tổng Công ty.

Song song với việc đổi mới tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ công bằng và hợp lý, cần phải thực hiện một cách đều đặn việc tăng lương hàng năm theo quy định. Bên cạnh đó, trích kinh phí quỹ lương cho Công đoàn hoạt động, chi vào việc như làm phần thưởng cho lao động giỏi, các cá nhân và các tổ xuất sắc trong các phong trào thi đua, tặng quà cho con cán bộ công nhân viên nhân dip 1/6, tết Trung thu, quà khuyến khích cho con cán bộ công nhân viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Những khoản này tuy nhỏ nhưng có tác dụng khích lệ lớn đối với người lao động, thấy rằng Tổng Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của cán bộ và gia đình họ, từ đó họ sẽ thấy tự hào và gắn bó với Tổng Công ty hơn.

Bên cạnh đó, phải tạo môi trường làm việc lành mạnh, điều kiên lao động được quan tâm cải thiện, quan hệ lao động được thể hiện giữa người lãnh đạo, quản lý với người lao đông là dân chủ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Đức Giang (Trang 63 - 65)