Các biện pháp giáo dụ c

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 103)

L ỜI NÓI ĐẦU

7.5.Các biện pháp giáo dụ c

Cần tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực nuôi trồng thuỷ sản như:

- Thường xuyên mở các lớp khuyến nông, khuyến ngư giúp người dân nắm vững các kỹ thuật nuôi trồng, lòng ghép với kỹ thuật nuôi trồng là các biện pháp hạn chế tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

- Xây dựng các mô hình thí điểm như: mô hình nuôi tôm sạch, nuôi cá bè sạch,…, tổ chức các buổi thăm, tham quan các hộ nuôi trồng có cải tiến kỹ thuật để học hỏi kinh nghiệm.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: các thông tin môi trường liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản, thông tin về các sản phẩm bị lỗi do chứa chất kháng sinh,…

Bên cạnh các chương trình giáo dục ý thức cho người dân, cần tăng cường nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao ở các huyện. Đây sẽ là nguồn nhân lực chủ chốt nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ đến với người dân. Ngoài ra, cần tăng cường đội ngũ cán bộ ở các địa phương để thực hiện việc thanh tra, giám sát chất lượng môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất nuôi trồng và bảo vệ môi trường.

7.6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG.

Song song với các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là các chương trình quan trắc, kiểm soát và dự báo về chất lượng môi trường nhằm đảm bảo môi trường cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và môi trường sống của con người.Cần thiết lập mạng lưới quan trắc hợp lý để đưa ra các dự báo chính xác và kịp thời nhất về chất lượng môi trường nước cũng như dịch bệnh.

™ Giám sát chất lượng nước trong ao nuôi:

- Hằng ngày cần theo dõi các chỉ tiêu như: DO, pH, độ đục, độ màu, nhiệt độ nước trong ao nuôi.

- Định kỳ quan trắc 1 lần/tháng các chỉ tiêu thuỷ hoá:

ƒ Độ mặn: 15 – 30 %

ƒ pH: 7,5 – 8,5

ƒ N-NH3: <0,1 ppm.

ƒ N-NO2: <0,25 ppm.

ƒ BOD: <10 mg/l

™ Giám sát chất lượng nước ngoài ao nuôi:

- Vị trí lấy mẫu: lấy mẫu phân tích tại nguồn nước cấp vào ao nuôi và nước

thải ra nguồn tiếp nhận sau khi đã qua xử lý.

- Thông số phân tích: pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, coliform.

- Tần suất lấy mẫu: 3 tháng/lần.

- Tiêu chuẩn so sánh:

ƒTiêu chuẩn TCVN 6984:2001 đối với nước thải.

ƒTiêu chuẩn TCVN 6774:2000 đối với nguồn nước ngọt cấp vào ao nuôi.

ƒTiêu chuẩn ngành 28 TCN 171:2001 đối với nguồn nước mặn, lợ cấp vào ao nuôi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản và đánh giá tác động môi trường do nuôi trồng thuỷ sản nhằm đề ra các biện pháp quản lí phù hợp ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cho thấy một số vấn đề sau:

- Do phần lớn tài nguyên đất ở cả 2 huyện, đặc biệt là huyện Duyên Hải, thường xuyên bị nhiễm mặn trong thời gian dài nên hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ rất phát triển, nhất là nuôi tôm sú.

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện đang là ngành kinh tế thế mạnh trong khu vực huyện Duyên Hải và Cầu Ngang nói riêng và của toàn tỉnh Trà Vinh nói chung.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang không được quy hoạch cụ thể ngay từ đầu, không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, ao nuôi được bố trí tuỳ tiện. Lượng nước thải ra kênh do chế độ bán nhật triều lại được đưa trở lại ao nuôi khiến cho chất lượng nước ít được cải thiện và dịch bệnh dễ lây lan.

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát đã làm giảm đi phần lớn diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn. Chính điều này đã làm cho môi trường sinh thái mất dần tính đa dạng sinh học, giảm khả năng điều hoà khí hậu, gây xói mòn đất. Tuy nhiên, diện tích rừng bị mất đi lại khó phục hồi lại được vì hoạt động đào ao nuôi trồng thuỷ sản đã làm cho đất bị nhiễm phèn, phải mất nhiều thời gian mới có thể cải tạo lại được.

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực đang làm tài nguyên đất bị suy thoái và ô nhiễm. Quá trình nhiễm phèn và xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng ngày càng xảy ra trên diện tích rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất thải chủ yếu trong nuôi trồng thuỷ sản là nước thải và bùn đáy ao. Các loại chất thải này có hàm lượng hữu cơ cao và được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận làm cho môi trường nước ngày càng trở nên suy thoái.

- Trong nuôi trồng thuỷ sản thì vấn đề quan trọng và cần thiết là xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Nguồn nước này được quản lý tốt sẽ có tác động tích cực đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.

- Hiện nay ở khu vực huyện Duyên Hải và Cầu Ngang vẫn chưa có biện pháp quản lý môi trường cụ thể đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

- Từ điều tra hiện trạng, đánh giá tác động môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khu vực Duyên Hải và Cầu Ngang, Trà Vinh có thể đưa ra các biện pháp quản lý môi trường bao gồm: quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, tiết kiệm nguyên vật liệu, kiểm soát ô nhiễm, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, tái sử dụng và tái chế, các biện pháp giáo dục, xây dựng chương trình quan trắc môi trường.

KIẾN NGHỊ

Nhằm đẩy mạnh chiến lược quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, có thể đề xuất các kiến nghị sau:

- Các cơ quan chức năng bên cạnh công tác đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực cần xem xét đến các yếu tố môi trường nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản ổn định và bền vững.

- Nghiên cứu lòng ghép giảng dạy kỹ thuật nuôi trồng với giáo dục về môi trường.

- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường.

- Tình hình nuôi trồng trong khu vực còn mang tính tự phát nên cần quy hoạch phân cùng nuôi trồng cụ thể để công tác quản lý môi trường được dễ dàng hơn.

- Hiện nay trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản của huyện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải nên cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. - Xây dựng các chương trình quản lí, giám sát môi trường nuôi trồng thuỷ sản cụ thể cho từng huyện, hạn chế sự phụ thuộc trong công tác quản lí môi trường vào các chỉ thị của tỉnh

- Cần tăng cường thêm nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao trong nuôi trồng thuỷ sản. Dùng đội ngũ này làm đội ngũ chủ chốt trong công tác chuyển giao kỹ thuật đến với người dân.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ môi trường ở cả hai huyện nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (chủ biên) - 2003 - Đại Cương Quản Trị Môi Trường - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Sở Thuỷ Sản Trà Vinh - 2004 - Tóm Tắt Qui Hoạch Chi Tiết Nuôi Thuỷ Sản Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh Đến Năm 2010.

3. Phạm Ngọc Đăng – 2004 - Quản Lí Môi Trường Đô Thị Và Khu Công Nghiệp-Nhà xuất bản Xây Dựng.

4. Trần Xuân Quang – 2005 - Điều Tra, Đánh Giá Chất Lượng Môi Trường Đất, Nước Vùng Nuôi Tôm Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh - Luận văn tốt nghiệp.

5. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Cầu Ngang - 2007 - Báo Cáo Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Kinh Tế - Xã Hội 6 Tháng Đầu Năm 2007.

6. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Cầu Ngang – 2006 - Báo Cáo Tổng Kết Tình Hình Nuôi Trồng Thuỷ Sản Năm 2006.

7. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Duyên Hải – 2007 - Báo Cáo Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Kinh Tế - Xã Hội 6 Tháng Đầu Năm 2007.

8. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Duyên Hải - 2006 - Báo Cáo Tổng Kết Tình Hình Nuôi Trồng Thuỷ Sản Năm 2006.

9. Uỷ Ban Nhân Dân Huỵên Duyên Hải – 2001 - Kế Hoạch Chuyển Đổi Cơ Cấu Sản Xuất Ngư – Nông – Lâm – Diêm Nghiệp Đến Năm 2010.

10.Võ Thị Mỹ Duyên - 2005 - Vận Dụng Phương Pháp Đánh Giá Chu Trình Sản Phẩm Để Góp Phần Quản Lí Môi Trường Ngành Nuôi Trồng Và Chế Biến Thuỷ Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Trà Vinh - Luận văn tốt nghiệp.

11. Website:

- www.travinh.gov.vn - www.vietlinh.com.vn - www.gaalliance.org

PHỤ LỤC 1

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM (TCVN 5344 – 1995)

1. Phạm vi áp dụng

1.1.Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng của một nguồn nước ngầm, để giám sát tình trạng ô nhiễm nước ngầm trong một khu vực xác định.

2. Giá trị giới hạn

2.1. Danh mục các thông số, chất ô nhiễm và mức giới hạn cho phép của chúng trong nước ngầm được quy định trong bảng dưới đây.

2.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

Bảng giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ cho phép trong nước ngầm

Thứ

tự Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 PH 2 Màu Pt-C0 6,5 - 8,5 3 Độ cứng ( tính theo CaCO3) mg/l 5 - 50 4 Chất rắn tổng số mg/l 300 - 500 5 Asen mg/l 750 - 1500 6 Cadimi mg/l 0,05 7 Clorua mg/l 0,01 8 Chì mg/l 200 - 600 9 Crom(VI) mg/l 0,05

10 Xianua mg/l 0,05 11 Đồng mg/l 0,01 12 Florua mg/l 1,0 13 Kẽm mg/l 1,0 14 Mangan mg/l 5,0 15 Nitrat mg/l 0,1 - 0,5 16 Phenola mg/l 45 17 Sắt mg/l 1 - 5 18 Sunfat mg/l 200 - 400 19 Thuỷ ngân mg/l 0,001 20 Selen mg/l 0,01

21 Fecal coli MPN/100ml Không

PHỤ LỤC 2

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẢO VỆĐỜI SỐNG THUỶ SINH (TCVN 6774:2000)

1. Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này áp dụng để làm hướng dẫn đánh giá chất lượng một nguồn nước mặt phù hợp và an toàn đời sống thủy sinh.

- Tiêu chuẩn này áp dụng làm căn cứ để lập ra các yêu cầu về quản lý chất lượng của nguồn nước nhằm mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh.

2. Chất lượng nước bảo vệđời sống thủy sinh

Để bảo vệ đời sống thủy sinh, mọi hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến nước htải và kiên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, đều không gây ra sự biến đổi các mức thông số chất lượng nguồn nước sai khác với các giá trị nêu trong bảng

Bảng mức chất lượng nước bảo vệđời sống thủy sinh

Thông số chất lượng Đơn vị Mức thông số Ghi chú

1. Oxi hòa tan mg/l 5 Trung bình ngày

2. Nhiệt độ oC Nhiệt độ tự

nhiên của thủy vực

Tương ứng theo mùa

3. BOD520oC mg/l Nhỏ hơn 10

4. Thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ Aldrin/Diedrin Endrin B.H.C DDT Endosulfan Lindan Clordan Heptaclo μg/l μg/l μg/l μg/l μg/l μg/l μg/l μg/l μg/l < 0,008 < 0,014 < 0,13 < 0,004 < 0,01 0,38 0,02 0,06 5. Thuốc bảo vệ thực vật μg/l < 0,40

phospho hữu cơ Paration Malation μg/l < 0,32 6. Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat mg/l mg/l mg/l < 0,45 < 0,16 < 1,80 7. CO2 mg/l Nhỏ hơn 12 8. pH 6,5 – 8,5 9. NH3 mg/l < 2,20 < 1,33 < 1,49 < 0,93 pH = 6,5; toC = 15 pH = 8,0; toC = 15 pH = 6,5; toC = 20 pH = 8,0; toC = 20 10. Xyanua mg/l < 0,005 11. Đồng mg/l 0,0002 – 0,004 tuỳ thuộc độ cứng

của nước (CaCO3)

12. Asen mg/l < 0,02

13. Crôm mg/l < 0,02

14. Cadmi μg/l 0,80 – 1,80 tuỳ thuộc độ cứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của nước

15. Chì mg/l 0,002 – 0,007 tuỳ thuộc độ cứng

của nước

16. Selen mg/l < 0,001

17. Thủy ngân (tổng số) μg/l < 0,10

18. Dầu mỡ (khoáng) Không quan sát

thấy váng, nhũ

19. Phênol (tổng số) mg/l < 0,02

20. Chất rắn hòa tan mg/l < 1000

21. Chất rắn lơ lửng mg/l < 100

PHỤ LỤC 3

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP THẢI VÀO CÁC VỰC NƯỚC SÔNG DÙNG CHO MỤC ĐÍCH BẢO VỆĐỜI SỐNG

THUỶ SINH (TCVN 6984:2001)

1. Phạm vi áp dụng.

1.1. Tiêu chuẩn này quy định chi tiết giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo thải lượng và theo lưu lượng nước của sông tiếp nhận.

Trong tiêu chuẩn này, nước thải công nghiệp được hiểu là dung dịch thải hay nước thải do các quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh của các loại hình công nghiệp thải ra. Khoảng cách giữa điểm xả và nguồn tiếp nhận theo các qui định hiện hành.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng đồng thời với TCVN 5945 : 1995 và dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi đổ vào vực nước sông hoặc suối cụ thể ( sau đây gọi chung là "sông" ) có chất lượng nước dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. 2. Tiêu chuẩn viện dẫn.

TCVN 5945 : 1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải 3. Giá trị giới hạn

3.1. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải theo thải lượng khi thải vào các vực nước sông có lưu lượng nước khác nhau, không được vượt quá các giá trị nêu trong bảng dưới đây.

Các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm không nêu ra trong bảng được áp dụng theo TCVN 5945-1995.

3.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được qui định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng hoặc theo các phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền về môi trường chỉ định.

Bảng giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh

Q > 200 m3/s Q = 50 ÷ 200 m3/s V < 50 m3/s TT Thông số F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3 1 Mầu , Co – Pt ở pH =7 50 50 50 50 50 50 50 50 50 2 Mùi, cảm quan Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ 3 Tổng chất rắn lơ lửng, mg/l 100 100 100 90 80 80 80 80 80 4 pH 6- 8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 8,5 6- 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 5 BOD5 (20 0C ), mg/l 50 45 40 40 35 30 30 20 20 6 COD, mg/l 100 90 80 80 70 60 60 50 50 7 Arsen, As, mg/l 0,1 0,1 0,1 0,08 0,08 0,08 0,05 0,05 0,05 8 Cadmi,Cd, mg/l 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 9 Chì, Pb, mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 10 Sắt, Fe, mg/l 5 5 5 4 4 4 3 3 3 11 Xyanua, CN-, mg/l 0,1 0,1 0,1 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 12 Dầu và mỡ khoáng, mg/l 10 5 5 10 5 5 5 5 5 13 Dầu và mỡ động thực vật, mg/l 20 20 20 20 10 10 10 10 10 14 Phospho hữu cơ,

mg/l 1 1 0,8 0,8 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 15 Phospho tổng số, mg/l 10 8 8 6 6 6 5 5 4

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 103)