Tình hình sản xuất ngư – nông – lâm – diêm nghiệp

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 25 - 26)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.2.6. Tình hình sản xuất ngư – nông – lâm – diêm nghiệp

™ Thuỷ sản

Thuỷ sản là ngành kinh tế trọng yếu số một của huyện, đã sử dụng hơn 70% diện tích đất nông nghiệp, bằng 50% diện tích đất tự nhiên, thu hút hơn 50% tổng lao động xã hội.

Sản lượng khai thác chung của ngành thuỷ sản tính đến năm 2006 đạt 13.372 tấn. Trong đó, tôm các loại 5.709 tấn, với 2.500 tấn tôm sú, đạt giá trị 330 tỷ đồng.

™ Nông nghiệp

Theo báo cáo tình hình kinh tế huyện Duyên Hải năm 2006:

- Cây lúa: diện tích gieo trồng 2.703,54 ha. Trong đó, lúa hè thu 593,6 ha, lúa mùa thường 2.109,94 ha. Năng suất bình quân 3,4 tấn/ha sản lượng lúa 9.666,9 tấn.

- Cây màu: diện tích xuống giống 3.047,38 ha. Trong đó, cây công nghiệp ngắn ngày 621,3 ha, cây lương thực 576 ha, cây thực phẩm 1.850,08 ha.

- Chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò hiện có 5.183 con, đàn dê 2.915 con, đàn heo 15.697 con, gia cầm 243.918 con.

™ Lâm nghiệp

Tổ chức trồng và khôi phục rừng được 217,5 ha. Trong đó, dự án 5 triệu ha rừng đạt 164,78 ha và dân tự lực trồng đạt 52,8 ha. Ngoài ra còn tổ chức trồng gần 600.000 cây phân tán.

™ Diêm nghiệp: Năng suất bình quân đạt khoảng 50 tấn/ha.

Nhận xét về tình hình kinh tế huyện Duyên Hải:

Nhìn chung kinh tế của huyện trong những năm qua trong các lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp hàng năm có tăng trưởng khá nhất là ngư nghiệp. Nhưng so với tiềm năng và lợi thế của huyện thì còn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, mở mới diện tích mặt nước nuôi tôm so với hàng năm tăng cao nhưng năng suất tăng quá chậm, còn ở mức thấp. Hình thức nuôi chưa chuyển mạnh còn đến 50% diện tích mặt nước nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Nuôi thâm canh lại có chiều hướng giảm. Kết quả nuôi tôm sú nhiều năm nay tỷ lệ rủi ro vẫn còn cao. Nuôi trồng thuỷ sản là ngành mũi nhọn tạo ra hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao, nhưng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm sú còn rất khiêm tốn, nhất là thuỷ lợi. Các dự án 773 đầu tư lớn cho các xã ven biển để khai thác tiềm năng thuỷ sản nhưng sau dự án việc phối hợp để khai thác hiệu quả của dự án chưa có. Từ việc thiếu đầu tư nên tự phát trong dân là chính, không theo qui hoạch nên dẫn đến rủi ro cao (nguồn nước thoát của hộ này lại là nguồn nước cấp của hộ kia nên dễ lây lang dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt). Nuôi tôm sú rất cần vốn nên thiếu vốn không thể phát triển mạnh nuôi thâm canh và bán thâm canh được vì vậy nuôi quản canh cải tiến chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)