L ỜI NÓI ĐẦU
5.1.1.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trạ i
Cuối năm 2006, huyện Duyên Hải đã thành lập mới 03 tổ hợp tác nuôi sò huyết trên sông ở xã Dân Thành và tổ chức đại hội tổ viên các tổ hợp tác nuôi nghêu Hồ Tàu, Phương Đông ấp Chợ xã Hiệp Thạnh, tổng số tổ viên các tổ hợp tác nuôi nghêu toàn huyện là 1.259 tổ viên, vốn cổ đông là 35 tỷ đồng. Hiện nay các tổ hợp tác này đã từng bước đi vào hoạt động.
Năm 2006, cả huyện có 1.437 trang trại với ba hình thức sản xuất. Trong đó gồm 805 trang trại nuôi tôm sú thâm canh: 940 ha, 506 trang trại nuôi tôm sú bán thâm canh: 1.120 ha, 126 trang trại sản xuất kết hợp rừng-tôm: 260 ha
So với các hộ sản xuất theo qui mô hộ gia đình, thì nhìn chung phần lớn các hộ làm trang trại, có nhiều diện tích, được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, được đầu tư xây dựng công trình ao nuôi cơ bản, chắc chắn hơn, được đầu tư tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất,… Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân: một số hộ trong những năm trước đây khi mới bước vào sản xuất theo qui mô trang trại, trong điều kiện môi trường diễn biến bất lợi, đặc biệt là bệnh trên tôm nuôi gây chết trên diện rộng, giá cả tôm thương phẩm không ổn định, một bộ phận hộ khác chưa mạnh dạn đầu tư thực hiện đầy đủ như qui trình kỹ thuật nêu trong dự án, trình độ trong quản lý sản xuất chưa chặt chẽ,… Do đó, một số trang trại sản xuất hiệu quả không cao, bị thua lỗ.
Qua số liệu điều tra Nông thôn-Nông nghiệp-Thuỷ sản và khảo sát thực tế của ngành chuyên môn đến nay toàn huyện số hộ trang trại còn duy trì hoạt động theo đúng tiêu chí và qui trình đưa ra là: 515 trang trại thâm canh với 560 ha, 310 trang trại bán thâm canh 675 ha và 126 trang trại rừng-tôm. So với số hộ được xét công nhận, số trang trại hoạt động đúng tiêu chí qui trình giảm 290 trang trại thâm canh, 196 trang trại bán thâm canh.
Một số trang trại nuôi tôm thâm canh bị thiếu vốn do thua lỗ, tôm bệnh chết chưa có giải pháp khắc phục hậu quả, giá cả các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho nuôi tôm có xu hướng tăng, … nên đã chuyển đổi qui mô hoặc hình thức sản xuất. Một số rất ít được nâng cấp mở rộng, số còn lại chuyển hết hoặc một phần diện tích sang nuôi theo hình thức bán thâm canh, hoặc quảng canh cải tiến, hoặc duy trì nhưng nuôi ở cấp độ kỹ thuật thấp hơn. Đối với nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, một số hộ có điều kiện đã nâng cấp một phần diện tích lên nuôi thâm canh, một số chuyển sang nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Một số trường hợp sang bán đất hoặc trước đây kết hợp xây dựng kinh tế trang trại nay đã tách ra trở lại hoạt động theo cách sản xuất hộ gia đình.
5.1.2. Huyện Cầu Ngang 5.1.2.1. Nuôi tôm sú. 5.1.2.1. Nuôi tôm sú.
Trong năm 2006, toàn huyện Cầu Ngang đã có 7.980 lượt hộ thả nuôi, với số lượng con giống là 480.245.000 con trên diện tích mặt nước 5.132 ha canh tác, đạt 106,72% kế hoạch năm 2006. Trong số này có 408 hộ nuôi công nghiệp với số lượng con giống 72.945.000 con, trên diện tích 284 ha, diện tích nuôi tôm – lúa 2.300 ha, còn lại chủ yếu là diện tích nuôi bán thâm canh (chiếm 49,8%). Tập trung chủ yếu ở các xã: Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, Long Sơn, Thuận Hoà, Mỹ Hoà, Thạnh Hoà Sơn, Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc và Vinh Kim. So với năm 2005 thì năm 2006 tăng 101.251.000 con giống.
Năm 2006, trong điều kiện về đất đai, nguồn nước tương đối thuận lợi cho việc nuôi tôm sú như: mức độ nhiễm phèn thấp, nước mặn sớm, lượng mưa tương đối. Khi bắt đầu mùa vụ nuôi thời tiết khá thuận lợi, nhiệt độ không lạnh nhưng khi thả nuôi giống thời tiết lại lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn làm
ảnh hưởng đến môi trường sống làm tôm chết hàng loạt. Nhưng có sự có sự tập trung chỉ đạo của huyện Đảng bộ và các Sở, Ban ngành có liên quan cùng với sự nỗ lực của bà con nhân dân đã đem lại kết quả tôm sú cao trong mùa vụ 2006.
Tính đến cuối năm 2006, toàn huyện đã thu hoạch dứt điểm với sản lượng đạt 7.000 tấn, đạt 80,45% kế hoạch năm, năng suất bình quân nuôi công nghiệp đạt 3,5 tấn/ha/vụ, nuôi bán thâm canh đạt 1,3 tấn/ha/vụ, nuôi kết hợp tôm – lúa đạt năng suất 1,7 tấn/ha/vụ. Giá trị đạt khoảng 420 tỷ đồng. Bình quân mỗi ha nuôi công nghiệp lãi khoảng 70 triệu đồng, nuôi bán thâm canh lãi 37 triệu đồng. Trong các hộ nuôi có 5.016 hộ nuôi lãi, chiếm 62,85% số hộ nuôi, 1.056 hộ nuôi huề vốn, chiếm 18,87 % và 1.458 hộ nuôi bị thua lỗ, chiếm 18,27%.
Năm 2006 có 3.012 lược hộ có tôm nuôi bị chết và thu hoạch sớm với số lượng con giống là 185.262.000 con (thường tôm ở giai đoạn dưới 1 tháng đến 2,5 tháng tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do từ ban đầu nông dân thực hiện cải tạo ao hồ chưa được tốt, ao nuôi chưa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là điều kiện thời tiết đầu vụ không lạnh từ đó bà con nông dân chủ quan thả sớm hơn lịch thời vụ sau đó lại xuất hiện lạnh dẫn đến con giống ở đầu vụ kém chất lượng nên làm tôm bị chết hoặc chậm phát triển.