L ỜI NÓI ĐẦU
7.1.2. Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản
Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, địa hình, thổ nhưỡng,… và thực trạng phát triển kinh tế xã hội cùng với tập quán nuôi trồng của người dân trong khu vực. Tổng quát có thể chia thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản:
Vùng nước mặn: Là vùng có thời gian ngập mặn dài. Bao gồm các xã Hiệp Thành, Trường Long Hoà, Dân Thành, Đông Hải, một phần Xã Long Vĩnh, Long Khánh huyện Duyên Hải và các xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, một phần xã Vinh Kim huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ như: tôm sú, tôm thẻ, nghêu, sò, cua biển, cá nước mặn.
- Loại hình nuôi: nuôi chuyên canh, xen canh trong rừng ngập mặn.
- Hính thức nuôi: nuôi quảng canh cải tiến ở những nơi xen canh với rừng, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ở những nơi có đất chuyên canh nuôi thuỷ sản.
Vùng nước lợ: Bao gồm các xã Long Hữu, Long Khánh, Long Toàn, Ngũ Lạc của huyện Duyên Hải và các xã Vinh Kim, Hiệp Mỹ, Thạnh Hoà Sơn của huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ như: tôm sú, tôm thẻ, cua, cá rô phi,…
- Loại hình nuôi: nuôi chuyên canh, luân canh với lúa ruộng trong mùa khô và nuôi xen canh với rừng.
- Hình thức nuôi: nuôi quảng canh cải tiến ở những nơi luân canh với lúa và xen với rừng, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ở những nơi có đất chuyên canh nuôi thuỷ sản.
Vùng nước ngọt: Bao gồm một phần xã Long Hữu, Ngũ Lạc huyện Duyên Hải và các xã Trường Thọ, Kim Hoà, Hiệp Hoà, Long Sơn huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước ngọt như: tôm càng xanh, cá tra, cá phi,…
- Loại hình nuôi: nuôi xen canh với lúa và vườn, nuôi chuyên tôm, cá nước ngọt trong ao hồ và nuôi cá lòng, bè dọc sông.
Nuôi quảng canh cải tiến, bán công nghiệp và công nghiệp.
Sơ đồ 4: Sơđồ phân vùng nuôi trồng thuỷ sản.