Qui trình nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 69)

L ỜI NÓI ĐẦU

5.3. Qui trình nuôi trồng thuỷ sản

Sơ đồ 2: đồ qui trình nuôi trồng thuỷ sản chung

Qua khảo sát ở một số trại nuôi tôm tại hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, đặc biệt là trại nuôi tôm sú bán công nghiệp của ông Nguyễn Văn Hồ ở ấp 5, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, kết hợp với tài liệu về kỹ thuật nuôi tôm sú của Sở thuỷ sản Trà Vinh có thể khái quát qui trình nuôi tôm sú bán công nghiệp như sau:

Cũng như các loại thuỷ sản khác, qui trình nuôi tôm sú cũng gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị ao nuôi, thả giống, chăm sóc, bảo quản thu hoạch

™ Chuẩn bị ao:

Trước mỗi vụ tôm 16 – 20 ngày phải hoàn tất công việc chuẩn bị ao nuôi: cải tạo ao cũ, tháo cạn nước trong ao, nạo vét, rửa sạch đáy ao (có thể dùng vòi bơm xả nước, rửa thật sạch lớp mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao).

- Khử chua: đối với ao mới xây và ao ở cùng chua, phèn, trước khi nuôi phải khử chua bằng các biện pháp sau:

ƒ Rắc đều vôi bột lên đáy ao và mặt trong bờ ao. lượng vôi bột sử dụng tuỳ thuộc vào pH của đất được qui định cụ thể ở bảng sau:

Bảng 22: Lượng vôi để khửđộ chua cho ao nuôi tôm

pH của đất ở đáy, bờ ao Lượng vôi (kg/ha)

5,1 – 5,5 800 – 1000

5,6 – 6,0 500 – 800

6,1 – 6,5 200 – 500

6,6 – 7,0 100 – 200

(Nguồn: Sở thuỷ sản Trà Vinh - 2003)

ƒ Giữ ao khô trong khoảng 7 – 10 ngày.

ƒ Lấy nước đã xử lý lắng lọc theo qui định từ ao chứa vào ao nuôi qua lưới lọc, giữ ở mức nước ban đầu khoảng 0,5 – 0,6m.

ƒ Đối với ao cũ, bón vôi với lượng 100 – 200 kg/ha.

- Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên: trước khi thả giống 7 ngày, sử dụng phân vô cơ để bón cho ao với liều lượng:

ƒ Urea: 20 – 25 kg/ha.

ƒ Phân lân: 10 – 15 kg/ha.

™ Chăm sóc:

Sử dụng thức ăn công nghiệp được sản xuất trong nước hoặc nước ngoài cho tôm ăn. Chất lương thức ăn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn 8 TCN 102:1997.

Theo dõi thường xuyên môi trường nước trong ao nuôi, theo dõi độ mạnh của tôm.

™ Quản lí nước:

- Xử lý nước cấp cho ao nuôi: trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm giống phải lấy nước vào ao lắng để lắng sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn phải tiến hành xử lý bằng chlorine với nồng độ 15 – 30 ppm trong 12 giờ hoặc formol nồng độ 30 ppm rồi mới cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.

- Lấy nước vào ao nuôi: sau khi thả con giống phải lấy nước đã qua xử lý để nâng mực nước của ao lên 0,8 – 1m. Sau tháng thứ nhất, tăng mực nước ao nuôi lên 1,2 – 1,5 m. Từ tháng thứ 3 trở đi phải duy trì mực nước trong ao 1,5 – 2m.

- Bổ sung nước cho ao nuôi: vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn của nước tăng cao phải kịp thời bổ sung nước mới để ổn định nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi. Lượng nước mới bổ sung khoảng 10 – 15% khối lươợng nước ao

ƒ Khi nước trong ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị chết hoặc khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 -15% lượng nước ao để thay bằng nước mới đã qua xử lý cho ao.

ƒ Khi nước trong ao có độ mặn vượt quá 300/00 phải bổ sung thêm nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới 300/00.

™ Bảo quản khi thu hoạch:

Ngay sau khi tôm thu hoạch xong phải được rửa sạch, phân cỡ và ướp lạnh để bảo quản tạm thời trước khi đưa đi chế biến và tiêu thụ. Thường tôm được vận chuyển bằng xe bảo ôn đến các cơ sở chế biến và tiêu thụ.

5.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.

Hiện nay, khu vực Duyên Hải – Cầu Ngang nói riêng và toàn tỉnh Trà Vinh nói chung đều nằm trong tình trạng chung của vùng ĐBSCL: vùng nuôi trồng thuỷ sản không được qui hoạch tổng thể ngay từ đầu, không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. Ao nuôi được bố trí tuỳ tiện dọc theo các kênh rạch. Lượng nước thải ra theo chế độ bán nhật triều không đều lại được đưa trở lại ao khiến cho chất lượng nước ít được cải thiện, dịch bệnh dễ bị lan truyền. Phần lớn các ao nuôi đều có một cống chung làm nhiệm vụ cấp và thoát nước từ một kênh chung nên hiệu quả từ việc thay nước không cao. Các vấn đề chung này gây nhiều khó khăn trong quản lí môi trường.

Các cơ quan quản lí cấp tỉnh kết hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương thực hiện việc thanh tra môi trường dựa trên Nghị định 80/CP của thủ tướng chính phủ và Quyết định 12/QĐ-TS. Tuy nhiên, các cuộc thanh tra, kiểm tra chủ yếu là nhằm mục đích ngăn ngừa dịch bệnh chứ chưa thực sự là để quản lí các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Để ngăn chặn việc lấn rừng mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản, đào đắp, xã thải làm tắc nghẽn dòng chảy trên các kênh mương công cộng, bảo vệ tốt môi trường nguồn nước cung cấp cho nuôi tôm,…. Chuẩn bị vào vụ mùa nuôi năm 2006, các huyện có thông báo qui định thời gian cho cải tạo ao hồ, biện pháp quản lý chất thải

khi cải tạo và thành lập Tổ kiểm tra để xử lý những trường hợp vi phạm như lấn phá rừng, làm tắc nghẽn dòng chảy các kênh mương công cộng.

Hiện nay cơ quan quản lí môi trường chính ở 2 huyện là phòng tài nguyên môi trường huyện:

+ Phòng tài nguyên môi trường huyện Duyên Hải: chức năng chính là quản lí tài nguyên đất, phê duyệt các cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, giải quyết các tranh chấp môi trường trong khu vực và xử phạt cảnh cáo các trường hợp vi phạm môi trường.

+ Phòng tài nguyên môi trường huyện Cầu Ngang: chức năng chính là quản lí tài nguyên đất. Phòng tài nguyên môi trường huyện vẫn chưa có cán bộ môi trường nên chưa được giao các chức năng bảo vệ môi trường khác.

9 Tóm lại: Có thể nói công tác quản lí môi trường của các cơ quan chức năng còn kém hiệu quả, chưa nâng cao được hiệu lực quản lí. Công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Nhiều vấn đề môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản còn bỏ ngỏ, chưa được giải quết. Chưa có các qui định cụ thể rõ ràng cho từng địa phương trong bảo vệ môi trường, phần lớn là các qui định chung cho toàn tỉnh trong khi điều kiện ở mỗi địa phương là rất khác nhau. Công tác thanh tra môi trường phần lớn được thực hiện bởi Sở thuỷ sản Trà Vinh nhằm mục đích ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Công tác bảo vệ môi trường ở cả hai huyện Duyên hải và Cầu Ngang còn rất bị động, phần lớn là chờ sự chỉ đạo của Tỉnh, ở phòng tài nguyên môi trường huyện Cầu Ngang thậm chí còn chưa có cán bộ môi trường, chức năng chủ yếu của phòng này là đo đạc địa chính.

Kết lun:

Qua hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cho thấy tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực phát triển rất mạnh mẽ và đã trở thành hoạt động kinh tế chủ lực trong huyện, mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Trong đó, phát triển mạnh nhất, chiếm ưu thế nhất là hạot động nuôi tôm sú với cả 3 hình thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.

Hình thức quảng canh cải tiến chiếm hơn 50% các loại hình nuôi tôm sú. Đây là hình thức nuôi phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi thuỷ sản, thức ăn tự nhiên và qui trình nuôi hở nên dễ gây ô nhiễm môi trườmg. Trong định hướng phát triển chung của ngành thì hình thức này cần phải hạn chế. Trong khi đó, thực tế cho thấy, diện tích nuôi quảng canh cải tiến vẫn còn tiếp tục tăng cao do tập quán nuôi trồng của người dân và hình thức nuôi này ít rủi ro hơn các hình thức nuôi khác. Nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức công nghiệp lại có xu hướng giảm do người dân chưa mạnh dạn đầu tư vốn và kỹ thuật, cùng với rủi ro cao của hình thức nuôi này.

Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực phát triển rất mạnh nhưng theo hướng tự phát, chủ yếu canh tác theo tập quán và truyền thống, trình độ kỹ thuật còn yếu kém, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Vì vậy gây nhiều khó khăn cho công tác quản lí.

Bên cạnh đó, công tác quản lí môi trường ở địa phương vẫn chưa được chú trọng, chưa đủ mạnh để có thể khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra.

Trong điều kiện hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ một cách tự phát mà chính quyền địa phương vẫn chưa có sự nỗ lực trong các biện pháp quản lí môi trường thì môi trường ngày càng bị suy thoái do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra là điều không thể tránh khỏi.

Chương 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY

SẢN

6.1. PHÂN TÍCH KIỂM KÊ ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRỒNG. ĐOẠN NUÔI TRỒNG.

Phân tích kiểm kê đầu vào, đầu ra trong từng giai đoạn nuôi trồng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Do hầu hết con giống trong khu vực huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có nguồn gốc từ các khu vực khác nên quá trình phân tích này không đề cập đến giai đoạn ươm giống.

Theo khảo sát thực tế từ các trại nuôi và từ các tài liệu nuôi trồng thuỷ sản, có thể phân tích qui trình nuôi trồng thuỷ sản như sau:

Sơ đồ 3: Phân tích qui trình nuôi trồng thuỷ sản.

9 Ghi chú: đường đi của chất rắn đường đi của chất lỏng đường đi của khí Vôi bột Thả con giống Năng lượng Nước Chăm sóc Thức ăn, thuốc Chất thải rắn Chuẩn bị ao nuôi Khí thải Bảo quản thu hoạch

Bảng 23: Bảng phân tích kiểm kê đầu vào, đầu ra từng giai đoạn nuôi tôm sú Đầu vào Đầu ra Giai đoạn Diện tích đất (ha) Tôm giống (con/vụ) CaCO3 (kg/vụ) Nước (m3/vụ) Thức ăn, thuốc tăng trọng (tấn/vụ) Dầu DO (lít/vụ) Nước thải (m3/vụ) Chất thải rắn (kg/vụ) Sản phẩm (con/vụ) Chuẩn bị ao nuôi 400 Thả con giống 1.300 715 Chăm sóc 8.580 2.3 800 9165 1.200 Bảo quản thu hoạch 5 10 5 816 Tổng cộng 1 35.000 400 9.885 2,3 810 9.885 2.016 24.500

(Nguồn: Sở thuỷ sản Trà Vinh - 2005)

Dựa vào sơ đồ phân tích qui trình nuôi trồng và bảng phân tích kiểm kê đầu vào, đầu ra các giai đoạn nuôi trồng ta có thể đánh giá tác động môi trường do nuôi trồng thuỷ sản gây ra như sau:

Bảng 24: Nguyên nhân các tác động môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản

Loại hình ô nhiễm Nguyên nhân ô nhiễm Mức độ tác động lên môi trường Hiệu ứng chính

BOD5 ++ Ô nhiễm hữu cơ cao trong nước.

N-NH3 ++ Hàm lượng cao trong nước sẽ ảnh

hưởng đến chất lượng nước cũng như quá trình tăng trưởng của sinh vật. Nước

thải

khí, có mùi trứng thối và gây chết các sinh vật. Khí đốt nhiên liệu (SO2, NO2, CO2)

++ Có hại cho sức khoẻ con người, đặc biệt CO gây ngộ độc cấp tính cho con người ngay khi nồng độ nhỏ. Đồng thời cũng góp phần ảnh hưởng đến môi trường sống như: biến đổi khí hậu, mưa a xít.

Khí thải

Nhiệt độ + Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khoẻ

con người cũng như sinh vật

Bao bì đựng thức ăn

+ Chủ yếu là những bao bì nylon nên khó phân huỷ.

Chất thải rắn

Bùn đáy ++ Là nơi tích luỹ tốt các chất hữu cơ và là nơi phân huỷ hiếm khí.

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

9 Ghi chú: Bảng đánh giá trên dựa vào phương pháp liệt kê và phân tích định tính. ++: Tác động nhiều

+ : Tác động ít

Dựa vào bảng thống kê trên ta có thể thấy rằng nước thải, khí thải, chất thải rắn đều gây tác động đến con người và gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Từ đó có thể đánh giá tác động do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở Duyên Hải và Cầu Ngang như sau:

1. Phá huỷ chỗ ở tự nhiên (như chặt phá rừng,…).

2. Làm biến đổi hệ sinh thái và nghèo dần tính đa dạng sinh học. 3. Làm nhiễm bẩn thuỷ vực do sự quá tải về chất thải vô cơ và hữu cơ.

4. Tiềm tàng nguy cơ bùng phát các loại tảo và vi sinh vật có hại cho vật nuôi và thuỷ sinh vật khác.

5. Làm suy giảm dần nguồn nước ngọt (nước mặt, nước ngầm) do nhu cầu dùng nước ngọt để làm giảm độ mặn của ao nuôi.

6. Gây ô nhiễm không khí (SO2, SO2, NO2, CO,…)

Các tác động môi trường kể trên là những tác động chính sinh ra trong quá trình vận hành ao nuôi. Bên cạnh đó, các giai đoạn dọn mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận chuyển, sinh hoạt của công nhân,… trong quá trình xây dựng các trại nuôi cũng gây ra những tác động đến môi trường như phá huỷ sinh cảnh, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,…

6.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỚI MÔI TRƯỜNG. TỚI MÔI TRƯỜNG.

6.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước. 6.2.1.1. Nước thải từ ao nuôi trồng thuỷ sản. 6.2.1.1. Nước thải từ ao nuôi trồng thuỷ sản.

Là dạng thải chính trong nuôi trồng thuỷ sản. Nước thải từ ao nuôi có hàm lượng hữu cơ cao do các nguyên nhân chính sau:

- Đa phần các hộ nuôi trồng thuỷ sản thường là tự phát, đôi khi sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Vì lợi ích về kinh tế trước mắt nên nhiều hộ nuôi có quan điểm đổ nhiều thức ăn để thúc cho mau tăng trọng. Chính vì thế mà nguồn dinh dưỡng dư thừa ngày một nhiều thêm. Theo quan sát của các chuyên gia cho thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 - 20% thức ăn được dùng vào phát triển mô động vật, 40 - 45% là được sử dụng trong quá trình chuyển hoá bình thường, duy trì và lột vỏ còn lại là lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát. Lượng thức ăn dư thừa ngoài nguyên nhân do trình độ nhận thức của người nuôi còn do chất lượng của thức ăn.

- Bên cạnh thức ăn dư thừc là dư lượng của các chất kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố.

- Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan/huyền phù ... do nước lấy vào ao nuôi không được xử lý tốt mang theo.

- Các chất thải hữu cơ kể trên phần lớn hoà tan trong nước và đi ra môi trường bên ngoài theo đường đi của nước thải.

6.2.1.2. Nước thải sinh hoạt.

Là nước thải của toàn bộ nhân viên, công nhân trong các trại nuôi trồng thuỷ sản, các khu vực nuôi tập trung thải ra. Lượng nước thải này có chứa các loại ô nhiễm như: cặn (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), các chất hữu cơ ( BOD, COD),…

6.2.1.2. Nước mưa chảy tràn.

Tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung, trong quá trình chảy trên bề mặt có kéo theo các cặn đất, chất dinh dưỡng… và các rác thải cuốn trôi trên khu vực. Nước thải là nước mưa nên được xem là nước sạch, được tính toán thiết kế bằng một hệ thống thoát riêng, thu gom hoàn chỉnh và xả ngược tiếp ra nguồn tiếp nhận.

6.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. 6.2.2.1. Nước thải từ ao nuôi.

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)