L ỜI NÓI ĐẦU
4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên địa bàn
Tỉnh Trà Vinh năm 2004.
Hiện trạng sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực. Vì dư lượng phân
bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có thể làm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất ở các vùng lân cận, gây tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.
Theo thống kê năm 2004 diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng 3.196 ha, tức tăng 1,16% so với năm trước. Việc sử dụng thuốc BVTV trong năm thể hiện qua bảng thống kê như sau:
Bảng 15: Thống kê lượng thuốc BVTT tỉnh Trà Vinh qua các năm (quy đổi thành phẩm kg). Loại thuốc Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 tăng, giảm 2004/2003 % Cơ cấu (%) -Thuốc sâu 44.752 64.554 58.649 55.717 -2.932 5,00 57,01 -Thuốc bệnh 18.712 17.682 20.672 22.119 1.447 7,00 22,63 -Thuốc cỏ 13.252 13.245 12.815 12.495 -320 2,50 12,79 -Thuốc dưỡng cây 2.012 2.297 3.527 3.756 229 6,50 3,84 -Thuốc chuột 6.920 5.517 5.200 3.640 -1.560 30,00 3,72 Tổng cộng 85.648 103.295 100.863 97.726 -3.137 100,00
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Từ bảng thống kê trên cho thấy, thuốc trừ sâu chiếm 57,01% (thấp hơn 1,13%), thuốc trị bệnh cây trồng chiếm 22,63% (cao hơn 2,14%), thuốc trừ cỏ chiếm 12,79% (thấp hơn 0,08%), thuốc dưỡng cây chiếm 3,84% (cao hơn 0,35%) và thuốc diệt chuột chiếm 3,72% (thấp hơn 1,43%) trong cơ cấu sử dụng.
4.2.3. Chất lượng môi trường đất.
Phần lớn đất trong khu vực Duyên Hải và Cầu Ngang thuộc loại đất cát pha thịt, ít mùn bã hữu cơ nên rất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm sú nước lợ.
Theo tổng hợp tài liệu kết quả đo đạt năm 2005, có thể cho thấy tính chất đất khu vực Duyên Hải và Cầu Ngang như sau:
Bảng 16: Tính chất của đất ở khu vực Duyên Hải, Cầu Ngang.
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp)
9 Nhận xét:
Từ kết quả đo đạc môi trường đất được tổng hợp ở bảng trên có thể rút ra các kết luận về môi trường đất trong khu vực như sau:
- PH: Độ pH của đất trong mùa mưa dao động không lớn và khá ổn định. Tuy
nhiên, trong mùa khô thì khoảng dao động này rất lớn và giảm rõ rệt so với mùa mưa. Nguyên nhân là do hoạt động của đất phèn làm cho pH giảm xuống
- Độ dẫn điện: Độ dẫn điện trong đất ở khu vực khá cao. Độ dẫn điện vào mùa khô cũng cao hơn mùa mưa vì vào mùa khô nước bốc hơi theo mao dẫn làm cho đất bị nhiễm phèn nặng hơn.
- Fe tổng cộng: Nồng độ sắt mùa khô cao hơn mùa mưa vì vào mùa khô quá
trình oxy hoá piryt sắt xẩy ra mạnh hơn. Nồng độ sắt trong mùa mưa dao động lớn hơn vì quá trình rửa trôi từ chỗ này đến chỗ khác nên nồng độ sắt không ổn định giữa các vùng.
- Al trao đổi: nồng độ nhôm trao đổi trong đất khá cao cho thấy mức độ nhiễm phèn của đất. Cũng như hàm lượng Fe, mùa khô lượng nhôm trong đất tăng cao rõ rệt so với mùa mưa.
4.3. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.
Trà Vinh là tỉnh nông nghiệp có cơ cấu kinh tế là Nông- Ngư- Lâm- Công nghiệp chế biến. Như vậy nền kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chưa
Chỉ tiêu Mùa pHH2O pHKCl Độ dẫn điện (mS/cm) (đv Fe% Fe tổng 2O3) (mg/100g Al trao đổđi ) Khô 3,2 – 8,3 3 – 3,7 23,6 – 476 8,6 – 19,66 26,84 – 102,16 Mưa 4,9 – 8 4,0 – 7,5 8,32 – 72,2 2,77 – 19,18 0 – 69,13
phát triển nên mức độ ô nhiễm không khí chưa đến mức trầm trọng như một số các đô thị khác trong nước
Qua theo dõi, lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí ở một số điểm có mật độ giao thông và mật độ dân cư cao trong khu vực, bao gồm: chợ Cầu Ngang, bến xe Cầu Ngang, bền phà Long Toàn (Duyên Hải), vòng xoay thị trấn Duyên Hải. Kết quả cho thấy hiện trạng môi trường không khí ở huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải tại một số điểm quan trắc như sau:
Bảng 17: Chất lượng không khí tại khu vực chợ Cầu Ngang vào mùa khô (ĐVT: mg/m3; mẫu do trung tâm BVMT EPC lấy và phân tích )
Năm Chỉ tiêu
NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 TCVN (5937-1995) Bụi SOX NOX THC Chì 0,29 0,076 0,065 5,34 1,8.10-4 0,27 0,069 0,059 3,2 1,6.10-4 0,26 0,040 0,034 3,0 2,0 x 10-4 < 0,3 < 0,5 < 0,4 < 5 < 5.10-3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 18: Chất lượng không khí tại Bến xe Cầu Ngang vào mùa khô
ĐVT: mg/m3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 19: Chất lượng không khí tại bến phà Long Toàn (Duyên Hải) vào mùa mưa
ĐVT: mg/m3 Năm Chỉ tiêu NĂM 2003 NĂM 2004 TCVN (5937-1995) Bụi SOX NOX THC Chì 0,35 0,078 0,069 2,10 2,2.10-4 0,34 0,077 0,065 3,9 4,1 x 10-4 < 0,3 < 0,5 < 0,4 < 5 < 5 x 10-3 NămChỉ tiêu
NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 TCVN (5937-1995) Bụi SOX NOX THC Chì 0,29 0,157 0,117 3,82 2,7.10-4 0,25 0,087 0,070 2,9 2,9.10-4 0,21 0,075 0,010 4,5 3,2x10-4 < 0,3 < 0,5 < 0,4 < 5 < 5 x 10-3
Bảng 20: Chất lượng không khí tại vòng xoay gần Uỷ ban nhân nhân huyện Duyên hải vào mùa mưa các năm 2003 - 2004. ĐVT: mg/m3 Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 TCVN (5937-1995) Bụi SOX NOX THC Chì 0,29 0,055 0,042 0,91 1,2.10-4 0,25 0,057 0,032 2,8 1,9 x 10-4 < 0,3 < 0,5 < 0,4 < 5 < 5 x 10-3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Nhận xét:
Qua kết quả quan trắc mùa mưa và mùa khô qua các năm 2003, 2004, 2005, so sánh với Tiêu chuẩn cho phép TCVN (5937 – 1995), tiêu chuẩn chất lượng không khí ở khu dân cư, có thể rút ra kết luận:
- Các chỉ tiêu ô nhiễm không khí trong khu vực 2 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang giảm dần qua các năm. Riêng chỉ có chỉ tiêu chì là tăng dần, cao nhất là ở bến phà Long Toàn 4,1x10-4 mg/m3 vào năm 2004, cao hơn 1,9x10-4 mg/m3 so với năm 2003
- Chỉ tiêu bụi ở một số điểm nằm ở mức gần tiêu chuẩn cho phép. Riêng ở bến phà Long Toàn ( Duyên Hải ) vào mùa mưa năm 2003-2004 đã cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Các chỉ tiêu khác SOx , NOx , THC và chì điều còn nằm ở dưới xa mức TCCP và nếu đánh giá phân loại chất lượng không khí thì các chỉ tiêu trên có trong không khí ở khu vực nghiên cứu thuộc vào loại sạch.
4.4. HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.
4.4.1. Hệ sinh thái rừng.
Theo thống kê năm 2006, huyện Cầu Ngang có tổng diện tích rừng là 113,05 ha. Tổng diện tích rừng huyện Duyên Hải là 5.514,40 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 739,10 ha và diện tích rừng trồng là 4.775,30 ha. Quần thể thực vật chủ yếu
là Bần, Đước, Mấm,…. Trước đây, hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú, bảo vệ tốt môi trường ven biển. Nhưng trong thời gian gần đây, tài nguyên rừng đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng về số lượng và chất lượng do chặt phá rừng lấy củi và đặc biệt là do nuôi trồng thuỷ sản.
4.4.2. Hệ sinh thái môi trường nước.
Khu vực huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải có hệ sinh thái môi trường nước rất đa dạng về loài, bao gồm:
- Thực vật phù du có 73 loài, thuộc 5 ngành. Trong đó ngành tảo Silíc
(Bacilariophyta) có 49 loài, ngành tảo mắt (Englennophyta) có 9 loài, ngành tảo Lục (cholorophyta) có 8 loài, ngành tảo Lam (Cyanophyta) có 6 loài, ngành tảo Giáp (pyrrophyta) có 1 loài.
- Động vật phù du có 48 loài. Trong đó ngành Protozoa có 1 loài, ngành
Annelida có 1 loài, ngành Mollusca có 2 loài, ngành Nemathelminthes có 10 loài lớp
Rotatoria và 35 loài bộ Cladocera. Số lượng động vật nổi vùng ven bờ rất phong phú, bao gồm các loại nước ngọt, lợ , mặn đạt bình quân 15.600 cá thể/m3. (biến động từ 4.000 – 34.000 cá thể/m3).
Động vật đáy ở vùng ven biển Trà Vinh khá phong phú. Trong tháng 9, số lượng cá thể trung bình là 1.338 cá thể/m2, dao động trong khoảng 10 – 15.550 cá thể/m2, sinh khối trung bình đạt 9,65 g/m2, dao động trong khoảng 0,01 – 62 g/m2. Trong tháng 5, mật độ cá thể 366 cá thể/m2, sinh khối 9,1 g/m2, lớn hơn hai lần so với lượng sinh vật đáy vùng ven bờ khác.
⇒ Kết luận chung:
Nhìn chung chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu chưa đến mức ô nhiễm trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu của ô nhiễm. Đối với môi trường nước thì dạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm vi sinh cả nước mặt và nước ngầm. Có thể nói môi trường nước ở địa bàn Trà Vinh bị ô nhiễm vi sinh ở mức độ rất cao. Môi trường đất ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang đang ngày càng trở nên thoái hoá do quá trình phèn hoá và sự xâm nhập mặn, cùng với sự ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Còn môi trường không khí ở khu vực thuộc vào loại sạch, dạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm bụi. Đối với hệ sinh thái môi trường tự nhiên thì cả hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước đều đang trong hiện trạng giảm dần tính đa dạng sinh học. Nguyên nhân là do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã phá huỷ một lượng lớn diện tích rừng và làm giảm dần nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
Các ô nhiễm môi trường này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực nghiên cứu. Và ngược lại, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng tác động lại môi trường xung quanh, góp phần làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Vì vậy cần phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản cũng như có biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của nuôi trồng thuỷ sản lên môi trường xung quanh.
Chương 5: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC DUYÊN HẢI - CẦU NGANG,
TRÀ VINH.
5.1. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 5.1.1. Huyện Duyên Hải.
5.1.1.1. Nuôi tôm sú.
Năm 2006 có 12.078 hộ tham gia nuôi, chiếm 80% dân số toàn huyện, thả nuôi trên tổng diện tích mặt nước là 15.875 ha (kể cả diện tích nuôi kết hợp tôm-cua), với số giống thả nuôi là 1.658,24 triệu con. sản lượng tôm sú thu hoạch là 10.525 tấn, đạt 102,18% so với kế hoạch năm về tôm sú nuôi, năng suất bình quân 0,66 tấn/ha.
Trong quá trình nuôi có 8.018 lượt hộ có tôm bị thiệt hại (66,38%), có 9.911 lượt hộ thả giống từ 02 lần trở lên một diện tích (chủ yếu ở hình thức QCCT và BTC). Kết quả toàn huyện có 7.766 hộ nuôi thu hoạch có lãi (chiếm 64,29% số hộ nuôi). Trong đó có 223 hộ lãi trên 100 triệu, 908 hộ lãi 50-100 triệu, 2.812 hộ lãi từ 30-50 triệu và có 4.312 hộ nuôi hoà vốn và bị thua lỗ, (hộ lỗ và hoà vốn chiếm 35,70% số hộ nuôi).
So với năm 2005, năm 2006 tăng 869 hộ, 859 ha mặt nước, 1.725 tấn tôm sú thương phẩm, số giống giảm 232,76 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,077 tấn/ha/năm, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 4,59%, số hộ lãi trên 100 triệu tăng 31 hộ. Cụ thể theo từng hình thức nuôi như sau:
Nuôi tôm sú thâm canh
Toàn huyện có 1.214 hộ, thả nuôi trên diện tích 1.462,3 ha, chiếm 9,2% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 293,52 triệu con, thu hoạch 2.585 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất bình quân 1,76 tấn/ha, có một số hộ đạt 6 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 645 hộ có tôm bị thiệt hại (53,13%), 703 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích (phần lớn là bị thiệt hại sau đó thả lại) kết quả thu hoạch cuối cùng có 739 hộ có lãi (60,87% hộ nuôi), còn lại 475 hộ hoà vốn và thua lỗ.
So với năm 2005 tăng 147 hộ, diện tích tăng 217,3 ha, số giống giảm: 42,48 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,16 tấn/ha. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 14,87%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 1,87%.
Sự thay đổi về tỷ trọng đầu tư cho các yếu tố thâm canh ngày càng phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của người dân như: giảm mật độ
thả nuôi, tăng đầu tư cho việc theo dõi xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng thức ăn, có ý thức trong việc chọn lựa thời vụ và con giống thả nuôi,… Bên cạnh hầu hết diện tích chọn nuôi tôm theo hình thức thâm canh phân bố chủ yếu ở vị trí thuận tiện giao thông, có sự đầu tư khá tốt về thuỷ lợi, là vị trí có điều kiện về tính chất đất thuận lợi cho nuôi tôm sú, … đã làm giảm khả năng rủi ro trong quá trình nuôi.
Trong nuôi thâm canh số hộ nuôi thu đạt mức lãi cao trên 100 triệu chiếm 58,7% (131/223). Điều này cho thấy nuôi thâm canh vẫn là phương thức đem lại thu nhập kinh tế cao cho hộ. Tuy nhiên đòi hỏi người nuôi phải có sự đầu tư cao cả về vốn lẫn trình độ kỹ thuật và nếu khi rủi ro xảy ra thì giá trị thiệt hại cũng lớn. Đó cũng là yếu tố góp phần làm cho nghề nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh chậm phát triển.
Nuôi tôm sú bán thâm canh
Có 4.187 hộ thả nuôi, diện tích là 4.539,9 ha, chiếm 28,59% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 532,22 triệu con, sản lượng thu hoạch là 3.690 tấn, năng suất bình quân 0,81 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 2.531 hộ có tôm bị thiệt hại (60,44 %), 3.362 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 2.333 hộ có lãi (55,72% hộ nuôi), có 1.854 hộ hoà vốn và bị thua lỗ.
So với năm 2005 giảm 224 hộ, 317,1 ha diện tích mặt nước, 22,48 triệu con giống, tăng 196 tấn tôm thương phẩm, năng suất bình quân tăng 0,09 tấn/ha, tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7,56%.
Hình 2: Nuôi tôm thâm canh ở xã Trường Long Hoà, Duyên Hải.
Tỷ lệ diện tích và số hộ nuôi ở hình thức này có thay đổi là do một phần diện tích có điều kiện được đầu tư nâng cấp nuôi theo hình thức thâm canh, phần khác các hộ có diện tích rộng nhưng thiếu vốn đầu tư nên đã thực hiện theo hình thức quảng canh cải tiến.
Sản lượng và năng suất bình quân cũng như tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại có giảm nhưng kết quả cuối cùng tỷ lệ hộ có lãi trong hình thức nuôi này không có sự thay đổi đáng kể. Đối với loại hình này, ngư dân chỉ chú trọng đến con giống và mật độ thả nuôi, ít quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật rất quan trọng như sử dụng ao lắng lọc, vệ sinh ao nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường,... Sự chủ động theo dõi khắc phục những biến động bất lợi của môi trường ao nuôi chưa tốt, chính vì vậy rủi ro ở loại hình này khá lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tuy nhiên đây là hình thức nuôi chuẩn bị, tập sự cho bước vào nuôi thâm canh.
Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
Có 6.677 hộ, diện tích 9.872,8 ha chiếm 62,19% diện tích nuôi chung, với tổng số giống 832,5 triệu con, sản lượng thu hoạch 4.250 tấn, năng suất bình quân về tôm sú 0,43 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 4.842 hộ có tôm bị
thiệt hại (72,51%), 5.846 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 4.694 hộ có lãi (70,30% hộ nuôi) còn lại 1.983 hộ hoà vốn và bị thua lỗ.
So với năm 2005: tăng 946 hộ, 931,8 ha diện tích mặt nước, 949 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất tôm sú bình quân tăng 0,06 tấn/ha, số giống giảm: 168,2 triệu con. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 7,3%.
Bên cạnh theo các chu kỳ triều cường hàng tháng còn thu hoạch thêm 3.774 tấn tôm cá thu nhử từ con giống tự nhiên. So với 2005 tăng 326 tấn trong đó gồm: 1.596 tấn tôm các loại, 585 tấn cua biển và 1.593 tấn cá và các loại khác.