Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 77)

L ỜI NÓI ĐẦU

6.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước

6.2.1.1. Nước thải từ ao nuôi trồng thuỷ sản.

Là dạng thải chính trong nuôi trồng thuỷ sản. Nước thải từ ao nuôi có hàm lượng hữu cơ cao do các nguyên nhân chính sau:

- Đa phần các hộ nuôi trồng thuỷ sản thường là tự phát, đôi khi sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Vì lợi ích về kinh tế trước mắt nên nhiều hộ nuôi có quan điểm đổ nhiều thức ăn để thúc cho mau tăng trọng. Chính vì thế mà nguồn dinh dưỡng dư thừa ngày một nhiều thêm. Theo quan sát của các chuyên gia cho thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 - 20% thức ăn được dùng vào phát triển mô động vật, 40 - 45% là được sử dụng trong quá trình chuyển hoá bình thường, duy trì và lột vỏ còn lại là lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát. Lượng thức ăn dư thừa ngoài nguyên nhân do trình độ nhận thức của người nuôi còn do chất lượng của thức ăn.

- Bên cạnh thức ăn dư thừc là dư lượng của các chất kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố.

- Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan/huyền phù ... do nước lấy vào ao nuôi không được xử lý tốt mang theo.

- Các chất thải hữu cơ kể trên phần lớn hoà tan trong nước và đi ra môi trường bên ngoài theo đường đi của nước thải.

6.2.1.2. Nước thải sinh hoạt.

Là nước thải của toàn bộ nhân viên, công nhân trong các trại nuôi trồng thuỷ sản, các khu vực nuôi tập trung thải ra. Lượng nước thải này có chứa các loại ô nhiễm như: cặn (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), các chất hữu cơ ( BOD, COD),…

6.2.1.2. Nước mưa chảy tràn.

Tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung, trong quá trình chảy trên bề mặt có kéo theo các cặn đất, chất dinh dưỡng… và các rác thải cuốn trôi trên khu vực. Nước thải là nước mưa nên được xem là nước sạch, được tính toán thiết kế bằng một hệ thống thoát riêng, thu gom hoàn chỉnh và xả ngược tiếp ra nguồn tiếp nhận.

6.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. 6.2.2.1. Nước thải từ ao nuôi.

Qua khảo sát một số trại nuôi trồng thuỷ sản cho thấy hầu hết nước thải từ các ao nuôi không qua hệ thống xử lý mà được thải trực tiếp ra kênh rạch dẫn nước ven bờ. Cùng với lượng thức ăn dư thừa, các dư lượng kháng sinh và các chất hữu cơ, vô cơ khác đã góp phần làm suy thoái môi trường nước trong khu vực.

Dựa vào kết quả phân tích trong bảng 6.2 (lưu lượng nước thải: 9885 m3/ha/vụ) và tình hình nuôi tôm sú trong khu vực năm 2006 ( diện tích nuôi ở Duyên Hải là 15.875 ha, Cầu Ngang là 5.132 ha), ta có thể thấy được lưu lượng nước thải chỉ tính riêng hoạt động nuôi tôm sú đã là rất lớn, trung bình 1.307.703 m3/ngày của toàn huyện Duyên Hải và 422.748 m3/ngày của toàn huyện Cầu Ngang.

Bảng 25: Kết quả phân tích nước thải từ ao nuôi vào mùa mưa

Địa điểm lấy mẫu SS (mg/l) Độ màu (Pt-Co) N-NH3 (mg/l) COD (mg/l) BOD5 (mg/l) E.Coli (MNP/1 00ml) Mẫu 1-Mỹ Quý, Cầu Ngang 19 93 0,96 160 21,4 40 Mẫu 2-Mỹ Quý, Cầu Ngang 63 314 2,85 175 18,2 430 Mẫu 1-long thạnh, Duyên Hải 51 226 2,53 262 26,2 430 Mẫu 2-long thạnh, Duyên Hải 31 184 2,73 233 8,5 430 Mẫu 1-Gồng Trôm, Duyên Hải 18 182 1,9 204 9,1 <3 Mẫu 2-Gồng Trôm, Duyên Hải 32 143 2,73 147 24 90

Mẫu 1-Phước Trị, Duyên Hải 67 342 2,37 160 26,8 <3 Mẫu 2-Phước Trị, Duyên Hải 58 366 2,74 298 38,2 930 Mẫu 1-Ấp 11, Duyên Hải 149 475 2,12 378 29,8 430 Mầu-Ấp 11, Duyên Hải 100 358 1,6 233 16 430 Mẫu 1-Ấp 12, Duyên Hải 106 447 2,19 401 23,9 930

Mẫu 2-Ấp 12, Duyên Hải 84 336 1,3 6 2,3 230

Mẫu 1-Đình Củ, Duyên Hải. 55 329 2,62 465 34,6 90 Mẫu 2-Đình Củ, Duyên Hải. 57 313 4,05 401 3,9 11.000

Mẫu 1-Cái Đôi, Duyên Hải 56 266 4,7 436 2,5 430 Mẫu 2-Cái Đôi, Duyên Hải 26 98 2,9 20 8,4 <3

Giá tr trung bình 60,75 273,25 2,52 254,94 18,36 994

TCVN 6984:2001 80 50 1 60 30 5.000

(Nguồn: Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Trà Vinh – 2005)

Theo kết quả phân tích ở bảng 6.3, so sánh với TCVN 6984:2001 (Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh) về các chỉ tiêu SS, N-NH3, COD, BOD5, E.Coli, cho thấy:

- Chất rắn lơ lửng (SS): Dao động trên và dưới tiêu chuẩn cho phép (80

- Độ màu: Dao động rất lớn trong khoảng từ 93 – 475 Pt-Co. So sánh với

TCVN 6984:2001 cho thấy hầu hết các mẫu đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó thì mẫu ờ ấp 11, Duyên Hải là vượt hơn tiêu chuẩn 9 lần.

- N-NH3: Giá trị N-NH3 hầu như không chênh lệch nhau nhiều, chỉ dao động trong khoảng 0,97 – 4,7 mg/l. So với TCVN 6984:2001 thì các mẫu này đều vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 4 lần, riêng mẫu tại Ấp Mỹ Quý, Cầu Ngang dưới tiêu chuẩn cho phép.

- COD: So sánh với tiêu chuẩn TCVN 6984:2001 thì giá trị COD vượt từ

2,5–7,6 lần, chúng dao động lớn từ 6-465 mg/l. Các mẫu đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trừ 2 mẫu tại ấp 12 và ấp Cái Đôi, Duyên Hải.

- BOD: Có trong nước thải xả ra từ ao nuôi tương đối thấp, hầu như đều đạt

tiêu chuẩn cho phép. Riêng 2 mẫu tại Phước Trị và Đình Củ, Duyên Hải là vượt 1,06 – 1,26 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

- E.coli: Số lượng e.Coli có mặt trong nước thải nuôi trồng thuỷ sản đều đạt

tiêu chuẩn cho phép TCVN 6984:2001(5.000 MNP/100ml), riêng chỉ có tại ấp Đình Củ, Duyên Hải số lượng E.Coli có trong nước thải là 11.000 MNP/100ml.

6.2.2.2. Nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh.

Theo tính toán của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường qua nước thải (nếu không được xử lý) được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 26: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

BOD5 45 – 54 COD (dicromate) 72 – 102 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 Tổng Nitơ (N) 6 – 12 Amoni (N-NH4) 2,4 - 4,8 Tổng Phospho 0,8 - 4,0

Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30

Trong các trang trại, các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt vào thời điểm thu hoạch và chuẩn bị ao, lượng nhân công tập trung rất đông vì vậy lượng nước thải sinh hoạt thải ra cũng rất lớn.

Điển hình như ở hợp tác xã nuôi tôm sú Thắng Lợi (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang), trong mùa thu hoạt, lượng nhân công cần cho các công việc như: vớt, rửa, phân loại,… khoảng 40 người. Như vậy, tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở hợp tác xã vào thời điểm thu hoạch tôm được tính như sau:

Bảng 2: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở hợp tác xã Thắng Lợi

Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm không qua xử lý (kg/ngày đêm) BOD5 1,8 – 2,16 COD (dicromate) 2,88 – 4,32 Tổng Nitơ (N) 0,24 – 0,48 Chất rắn lơ lửng (SS) 2,8 – 5,8 Amoni (N-NH4) 0,096 – 0,192 Tổng Phospho (P) 0,032 – 0,16

Dầu mỡ phi khoáng 0,4 – 1,2

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Định mức cấp nước sinh hoạt là 150 lít/người/ngày đêm và định mức phát sinh nước thải chiếm khoảng 80% định mức cấp nước sinh hoạt. Như vậy, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 4,8 m3/ngày đêm.

Với tải lượng và lưu lượng nước thải ước tính ở trên, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sẽ được đưa ra trong bảng 6.6.

Bảng 28: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở hợp tác xã Thắng Lợi Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Chất ô nhiễm Không xử lý Xử lý Bằng bể tự hoại (hiệu suất 60%) TCVN 6772 : 2000 BOD5 375 – 450 150 – 180 30 SS 583 – 1.208 233 – 483 50 Dầu mỡ phi khoáng 83 – 250 33 – 100 20 Amôni 50 – 100 20 – 40 - Tổng Nitơ 20 – 40 8 – 20 - Tổng photpho 7 – 33 4 – 13 -

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau khi qua xử lý bằng bể tự hoại đạt hiệu quả xử lý 60%. So sánh nước thải sau khi qua xử lý với TCVN 6772:2000 (Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép) cho thấy các chỉ tiêu vẫn còn cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.

6.2.2.3. Nước mưa chảy tràn.

Lượng nước mưa chảy tràn qua mặt bằng các trại nuôi trồng thuỷ sản, các khu vực nuôi trồng tập trung sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy... Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.

6.2.3. Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước.

Nước thải từ các ao nuôi trồng thuỷ sản và nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường sẽ làm suy thoái chất lượng nguồn nước tiếp nhận bởi các nguyên nhân sau:

- Làm tăng độ đục của nước do các chất lơ lửng trong nước thải, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hoà tan trong nước kênh, gây ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh.

- Làm gia tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước kênh rạch do các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước gây hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như H2S, ...gây ra mùi hôi và làm cho nước sông có màu.

- Gây tác động tiêu cực tới hệ thuỷ sinh do các chất ô nhiễm đặc biệt như: hoá chất, chất tăng trọng, chất kháng sinh, và qua dây chuyền thực phẩm sẽ gây tác hại cho người sử dụng do khả năng tích tụ sinh học cao của một số chất ô nhiễm đặc biệt đó.

- Nếu không có các biện pháp quản lý nguồn nước chặt chẽ sẽ gây suy thoái các tầng nước ngầm trong khu vực do việc khai thác vượt quá khả năng phục hồi, dẫn đến hiện tượng mực nước hạ xuống sâu trong thời gian ngắn, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm (hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,...) và gây ra hiện tượng sụt lún đất do bị giảm áp lực nước dưới đất, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng trên mặt đất…

9 Tóm lại: Nước thải nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nước từ ao nuôi, nước rửa ao, nước từ sinh hoạt của công nhân thải ra môi trường với lưu lượng rất lớn. Phần lớn nước thải ra môi trường đều không được xử lý triệt để nên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ra nguồn tiếp nhận vẫn còn cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải này đã và đang gây ra những tác động tiêu cực rất lớn đối với môi trường nước nguồn tiếp nhận, làm ảnh hưởng đến đời sống của con người, vật nuôi và đời sống thuỷ sinh sống trong khu vực. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các phân vùng nuôi trồng thuỷ sản là việc làm cần thiết trong thời gian sắp

tới nhằm hạn chế tác động của nước thải đến môi trường. Muốn như vậy, việc cần làm trước tiên là phải qui hoạch phân vùng nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.

6.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG. 6.3.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn.

Trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:

- Bùn đáy nạo vét từ đáy ao nuôi trồng thuỷ sản vào đầu vụ nuôi và vệ sinh ao.

- Bao bì, thùng, hộp đựng thức ăn và các hoá chất khác sử dụng cho ao nuôi. - Chất thải rắn phát sinh do sinh hoạt của nhân công như: thực phẩm rau quả

dư thừa, bao nilon, giấy, lon, chai,...

6.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn.

Theo thống kê ở bảng 6.2 cho thấy, đối với hoạt động nuôi tôm sú thì lượng chất thải rắn thải ra là 2.016 kg/ha/vụ. Như vậy, theo thống kê năm 2006 trong toàn huyện Duyên Hải có diện tích nuôi tôm là 15.875 ha và huyện Cầu Ngang là 5.132 ha thì có thể tính lượng chất thải rắn phát sinh do hoạt động nuôi tôm sú ở hai huyện này lần lượt là 32.000 tấn/vụ và 10.346 tấn/vụ.

Trong tổng số các loại chất thải rắn phát sinh từ nuôi trồng thuỷ sản thì lượng bùn đáy là chiếm khối lượng lớn nhất. Theo khảo sát thực tế ở một số trại nuôi trồng thuỷ sản thì sau khi thu hoạch trong quá trình vệ sinh vào đầu vụ thả sau, người ta thường nạo vét bằng cách dùng máy bơm phóng thẳng ra khu vực kế cận.

Bùn đáy là kết quả của sự tích tựu của các chất như: đất rửa trôi vào mùa mưa, chất rắn, rong, tảo, thức ăn dư thừa, chất tăng trọng, chất kháng sinh, hoá chất xử lý nước,… Thông thường, trong môi trường bùn đáy ao nuôi có hàm lượng hữu cơ cao hơn so với các môi trường khác do quá trình tích luỹ hữu cơ, dao động trong khoảng 1,5 – 3,61 %. Ngoài ra, trong bùn đáy ao còn chứa một lượng kim loại nặng. Vì vậy, khi lượng bùn này được thải trực tiếp ra môi trường qua các kênh dẫn nước sẽ làm ô nhiễm môi trường nước.

6.3.3. Đánh giá tác động do các chất thải rắn.

Các chất thải rắn do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và chất thải rắn sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển.

Đặc biệt đối với bùn đáy, nếu vẫn tiếp tục thải ra các kênh, rạch kế cận như hiện nay sẽ dẫn đến suy thoái môi trường nước như:

- Tăng độ đục trong nước dẫn đến giảm oxy hoà tan trong nước gây tác động tiêu cực cho sinh vật sống trong nước.

- Hàm lượng hữu cơ trong nước tăng cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá và làm ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh.

- Gây ô nhiễm nguồn nước do các hoá chất như chất tăng trọng, chất kháng sinh, hoá chất xử lý nước,.. gây tác động tới thuỷ sinh và sức khoẻ con người.

9 Tóm lại: Chất thải rắn trong nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là các loại bao bì, thùng, hộp đựng thức ăn và một lượng đáng kể bùn đáy ao. Hiện nay, ý thức của người dân trong việc quản lý chất thải rắn còn chưa cao nên chất thải rắn phát sinh trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là lượng bùn đáy được xả thẳng ra các kênh tiếp nhận gây suy thoái nguồn nước trong khu vực. Môi trường nước bị suy thoái sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến đời sống của con người, trong đó có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

6.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG. 6.4.1. Nguồn ô nhiễm không khí.

Trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thì nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu là: - Khí thải từ máy phát điện sử dụng dầu DO để cung cấp oxy cho ao nuôi. - Khí thải do vận chuyển trong giai đoạn thu hoạch.

- Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc do hút thuốc lá,...

6.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải.

Theo kết quả phân tích ở bảng 6.2 thì máy phát điện cung cấp oxy cho ao nuôi cần lượng dầu DO là 810 lít/ha/vụ và lượng lưu huỳnh trong DO là 0,5% (S = 0,5),

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)