Nuôi tôm sú

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 55 - 59)

L ỜI NÓI ĐẦU

5.1.1.1. Nuôi tôm sú

Năm 2006 có 12.078 hộ tham gia nuôi, chiếm 80% dân số toàn huyện, thả nuôi trên tổng diện tích mặt nước là 15.875 ha (kể cả diện tích nuôi kết hợp tôm-cua), với số giống thả nuôi là 1.658,24 triệu con. sản lượng tôm sú thu hoạch là 10.525 tấn, đạt 102,18% so với kế hoạch năm về tôm sú nuôi, năng suất bình quân 0,66 tấn/ha.

Trong quá trình nuôi có 8.018 lượt hộ có tôm bị thiệt hại (66,38%), có 9.911 lượt hộ thả giống từ 02 lần trở lên một diện tích (chủ yếu ở hình thức QCCT và BTC). Kết quả toàn huyện có 7.766 hộ nuôi thu hoạch có lãi (chiếm 64,29% số hộ nuôi). Trong đó có 223 hộ lãi trên 100 triệu, 908 hộ lãi 50-100 triệu, 2.812 hộ lãi từ 30-50 triệu và có 4.312 hộ nuôi hoà vốn và bị thua lỗ, (hộ lỗ và hoà vốn chiếm 35,70% số hộ nuôi).

So với năm 2005, năm 2006 tăng 869 hộ, 859 ha mặt nước, 1.725 tấn tôm sú thương phẩm, số giống giảm 232,76 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,077 tấn/ha/năm, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 4,59%, số hộ lãi trên 100 triệu tăng 31 hộ. Cụ thể theo từng hình thức nuôi như sau:

™ Nuôi tôm sú thâm canh

Toàn huyện có 1.214 hộ, thả nuôi trên diện tích 1.462,3 ha, chiếm 9,2% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 293,52 triệu con, thu hoạch 2.585 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất bình quân 1,76 tấn/ha, có một số hộ đạt 6 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 645 hộ có tôm bị thiệt hại (53,13%), 703 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích (phần lớn là bị thiệt hại sau đó thả lại) kết quả thu hoạch cuối cùng có 739 hộ có lãi (60,87% hộ nuôi), còn lại 475 hộ hoà vốn và thua lỗ.

So với năm 2005 tăng 147 hộ, diện tích tăng 217,3 ha, số giống giảm: 42,48 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,16 tấn/ha. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 14,87%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 1,87%.

Sự thay đổi về tỷ trọng đầu tư cho các yếu tố thâm canh ngày càng phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của người dân như: giảm mật độ

thả nuôi, tăng đầu tư cho việc theo dõi xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng thức ăn, có ý thức trong việc chọn lựa thời vụ và con giống thả nuôi,… Bên cạnh hầu hết diện tích chọn nuôi tôm theo hình thức thâm canh phân bố chủ yếu ở vị trí thuận tiện giao thông, có sự đầu tư khá tốt về thuỷ lợi, là vị trí có điều kiện về tính chất đất thuận lợi cho nuôi tôm sú, … đã làm giảm khả năng rủi ro trong quá trình nuôi.

Trong nuôi thâm canh số hộ nuôi thu đạt mức lãi cao trên 100 triệu chiếm 58,7% (131/223). Điều này cho thấy nuôi thâm canh vẫn là phương thức đem lại thu nhập kinh tế cao cho hộ. Tuy nhiên đòi hỏi người nuôi phải có sự đầu tư cao cả về vốn lẫn trình độ kỹ thuật và nếu khi rủi ro xảy ra thì giá trị thiệt hại cũng lớn. Đó cũng là yếu tố góp phần làm cho nghề nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh chậm phát triển.

™ Nuôi tôm sú bán thâm canh

Có 4.187 hộ thả nuôi, diện tích là 4.539,9 ha, chiếm 28,59% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 532,22 triệu con, sản lượng thu hoạch là 3.690 tấn, năng suất bình quân 0,81 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 2.531 hộ có tôm bị thiệt hại (60,44 %), 3.362 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 2.333 hộ có lãi (55,72% hộ nuôi), có 1.854 hộ hoà vốn và bị thua lỗ.

So với năm 2005 giảm 224 hộ, 317,1 ha diện tích mặt nước, 22,48 triệu con giống, tăng 196 tấn tôm thương phẩm, năng suất bình quân tăng 0,09 tấn/ha, tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7,56%.

Hình 2: Nuôi tôm thâm canh ở xã Trường Long Hoà, Duyên Hải.

Tỷ lệ diện tích và số hộ nuôi ở hình thức này có thay đổi là do một phần diện tích có điều kiện được đầu tư nâng cấp nuôi theo hình thức thâm canh, phần khác các hộ có diện tích rộng nhưng thiếu vốn đầu tư nên đã thực hiện theo hình thức quảng canh cải tiến.

Sản lượng và năng suất bình quân cũng như tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại có giảm nhưng kết quả cuối cùng tỷ lệ hộ có lãi trong hình thức nuôi này không có sự thay đổi đáng kể. Đối với loại hình này, ngư dân chỉ chú trọng đến con giống và mật độ thả nuôi, ít quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật rất quan trọng như sử dụng ao lắng lọc, vệ sinh ao nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường,... Sự chủ động theo dõi khắc phục những biến động bất lợi của môi trường ao nuôi chưa tốt, chính vì vậy rủi ro ở loại hình này khá lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tuy nhiên đây là hình thức nuôi chuẩn bị, tập sự cho bước vào nuôi thâm canh.

™ Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

Có 6.677 hộ, diện tích 9.872,8 ha chiếm 62,19% diện tích nuôi chung, với tổng số giống 832,5 triệu con, sản lượng thu hoạch 4.250 tấn, năng suất bình quân về tôm sú 0,43 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 4.842 hộ có tôm bị

thiệt hại (72,51%), 5.846 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 4.694 hộ có lãi (70,30% hộ nuôi) còn lại 1.983 hộ hoà vốn và bị thua lỗ.

So với năm 2005: tăng 946 hộ, 931,8 ha diện tích mặt nước, 949 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất tôm sú bình quân tăng 0,06 tấn/ha, số giống giảm: 168,2 triệu con. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 7,3%.

Bên cạnh theo các chu kỳ triều cường hàng tháng còn thu hoạch thêm 3.774 tấn tôm cá thu nhử từ con giống tự nhiên. So với 2005 tăng 326 tấn trong đó gồm: 1.596 tấn tôm các loại, 585 tấn cua biển và 1.593 tấn cá và các loại khác.

Công trình nuôi được đầu tư nâng cấp qua nhiều năm, đặc biệt là những năm gần đây, người dân đã sử dụng phương tiện cơ giới trong cải tạo nâng cấp ao đầm nuôi: hệ thống đê bao, cống cấp thoát nước vững chắc, kinh nghiệm trong chăm sóc

Hình 3: Ao tôm nuôi quảng canh cải tiến ở

con giống khi mới thả vào đầm nuôi và chọn lựa cơn nước triều để thay nước, thu nhử con giống ngoài tự nhiên ngày càng tốt hơn, … cũng như người dân cũng ý thức được trong việc bảo vệ, trồng lại cây rừng một cách hợp lý, nhằm giảm áp lực của một số yếu tố thời tiết, thuỷ văn ảnh hưởng đến môi trường ao đầm nuôi, …. Từ đó giảm được mức độ thiệt hại khi có rủi ro trong quá trình nuôi, nâng cao được tỷ lệ hộ nuôi có lãi, tuy nhiên mức lãi ở hình thức nuôi này chưa cao.

Một nhược điểm của loại hình nuôi quảng canh cải tiến là: Khó cải tạo, khó kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra chưa có phương pháp xử lý hiệu quả và rất dễ lây lan. Một số hộ không tập trung đầu tư cho nghề nuôi đi vào chiều sâu mà mở rộng diện tích mặt nước nhưng không quan tâm đến tính bền vững về môi trường, đã làm giảm đi diện tích rừng có sẵn trong diện tích, gây tác động theo chiều hướng xấu cho nghề nuôi thuỷ sản.

9 Tóm lại: Duyên Hải nuôi tôm sú với ba cấp độ kỹ thuật khác nhau (TC, BTC,

QCCT), mỗi cấp độ kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện (diện tích, tính chất đất đai, môi trường nước,… ), mức độ đầu tư (vốn, nhân lực quản lý,…) khác nhau. Trong quá trình nuôi khả năng, mức độ thiệt hại và hiệu quả đem lại cuối cùng cũng có sự khác biệt lớn.

Theo số liệu thống kê trong năm 2006:

- Tỷ lệ hộ nuôi có lãi ở hình thức nuôi QCCT là cao nhất (70,3%), kế đến là nuôi thâm canh (60,87%) và thấp nhất là nuôi bán thâm canh (55,72%) - Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại tăng dần theo cấp độ kỹ thuật nuôi (thâm canh

chiếm 53,13%, bán thâm canh chiếm 60,44%, QCCT chiếm 72,51%). - Số hộ có mức lãi cao chủ yếu là tự nuôi thâm canh.

Quá trình nuôi trong năm thời điểm đầu vụ (tháng 2, 3) do điều kiện môi trường có nhiều bất lợi, con giống đầu vụ chất lượng kém đã gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi, khi tôm bị bệnh chết xổ ra môi trường, mầm bệnh phát tán gây hiện tượng tôm nuôi bị chết không phân biệt vùng và hình thức nuôi, tôm chết ở giai đoạn 20-45 ngày sau khi thả nuôi. Bước sang thời điểm giữa vụ (tháng 4,5) về sau tuy vẫn còn hiện tượng tôm chết nhưng mức độ thấp hơn, môi trường nuôi và con giống có phần

ổn định tốt hơn tạo điều kiện cho nhiều hộ thả lắp lại vụ thu được kết quả cao, bù đắp được thiệt hại và có lãi.

Kết quả cho thấy: Nuôi tôm sú thâm canh vẫn là phương thức để nâng cao sản lượng và đem lại mức lãi cao cho hộ. Mặt khác, nuôi tôm sú thâm canh còn là phương thức ít ảnh hưởng đến môi trường vì qui trình nuôi thâm canh có những qui định chặt chẽ về quản lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Trong đầm nuôi quảng canh cải tiến cần có sự bảo vệ và trồng lại cây rừng một cách hợp lý là nhân tố góp phần ổn định hệ sinh thái môi trường cho vùng nuôi. Đối với mỗi hình thức nuôi thì việc lựa chọn lịch thời vụ thả nuôi là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)