L ỜI NÓI ĐẦU
6.5.1.1. Đánh giám ức độ suy giảm diện tích rừng
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực đã phá huỷ một diện tích lớn thảm thực vật, nhất là thảm thực vật nhạy cảm rừng ngập mặn do hoạt động nuôi tôm sú của người dân.
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm sú phát triển rất mạnh ở cả 2 huyện, đặc biệt là huyện Duyên Hải. Việc phát triển những ao nuôi tôm đã làm diện tích rừng ngập mặn bị hẹp lại. Hiện nay, chính quyền địa phương vẫn chưa thống kê được diện tích rừng tự nhiên bị mất do người dân chặt phá để nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát. Nhưng theo đánh giá chung của toàn tỉnh thì trong vài chục năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên bị mất khoảng 75% do sự phát triển của các ao tôm. Diện tích rừng bị giảm đi trong những năm qua được thống kê trong bảng sau:
Bảng 33: Diện tích rừng bị suy giảm
Đơn vị tính: ha
Năm Khu vực
2001 2006 diện tích giảm % giảm
Duyên Hải 5.514 739,10 4774,9 86,6
Cầu Ngang 1.267,5 113,05 1154,45 91
(Nguồn:Cục thống kê Trà Vinh)
Từ bảng trên cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm mà Diện tích rừng bị giảm đi với con số đáng kể, rừng tự nhiên trong khu vực đã gần như bị mất trắng. Diện tích rừng bị giảm đi do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do người dân chặt phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản.
6.5.1.2. Đánh giá tác hại của việc giảm diện tích rừng.
Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong chu trình dinh dưỡng và đây còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng Đối với các Hệ sinh thái ven biển. Diện tích rừng giảm đi sẽ gây ra những tác hại sau:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, là nơi trú ẩn của nhiều loài. Mất rừng ngập mặn sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài khác, làm mất sự đa dạng sinh học cũng như các giá trị kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại.
- Rừng ngập mặn còn là nơi điều hoà không khí của khu vực vì vậy mất rừng ngập mặn sẽ gây xáo trộn không khí khu vực, làm ảnh hưởng đến con người và động vật trong khu vực.
- Rừng ngập mặn được xem là rào cản chống xói lở bờ biển, việc xói lở này có thể làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng trong nước ven biển.
- Quá trình chuyển diện tích đất rừng ngập mặn thành các ao nuôi tôm còn làm lớp đất tầng sâu bị phơi lên không khí và bóc trần lớp phủ thực vật ở lớp đất mặt, dẫn đến tăng quá trình oxy hoá đất phèn và giảm pH trong nước, muốn sử dụng cần phải rửa chua nhiều năm, gây khó khăn trong việc khôi phục lại diện tích rừng.
6.5.2. Tiềm tàng nguy cơ bùng phát các loại tảo và vi sinh vật có hại cho vật nuôi.
Môi trường nước trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển theo hướng phú dưỡng hoá. Điều này không những làm thay đổi tính chất môi trường nước mà còn ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ thuỷ vực tự nhiên do hoạt động thay nước của ao nuôi.
Một số lượng lớn chất thải hữu cơ và vô cơ được thải ra môi trường xung quanh ao nuôi đã góp phần thúc đẩy quá trình nở hoa của thực vật nổi. Trong số các loài thực vật nổi đó có một số loài gây hại cho vật nuôi và cho sức khoẻ con người.
Việc nguồn nước có nguy cơ quá tải về chất dinh dưỡng tiềm tàng nguy cơ bùng nổ một số loài tảo như: Diatom, dinoflagellate, Chlococal, Cyanobactorial,
Ceratium furca, procentrum micans, Dictyocha fibula,… là rất không có lợi cho môi trường và đời sống của vật nuôi trong vùng.
Mật độ cao của tảo Cyanobactoria có thể sản sinh ra chất độc hại và giết chết các loài động vật. Loài tảo Prym nesiumparvum sinh sôi mạnh ở phú dưỡng hoá hơi mặn và sinh ra các chất độc có tác động mạnh đến các loài tôm, cá.
9 Tóm lại: Diện tích rừng tự nhiên bị giảm đi rất nhiều trong những năm qua, nhất là trong thời gian hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển rầm rộ trong khu vực. Như vậy có thể thấy nuôi trồng thuỷ sản là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm Diện tích rừng. Diện tích rừng thay đổi gây ra những tác hại lớn cho hệ sinh thái tự nhiên, làm ảnh hưởng đến đời sống con người và động thực vật.
Ngoài ra, hệ sinh thái tự nhiên còn bị biến đổi do chất thải nuôi trồng thuỷ sản gây ra phú dưỡng hoá trong nguồn nước, tạo ra nguy cơ phát sinh các loại tảo và vi sinh vật có hại.
6.6. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT.
Trong những vùng nuôi trồng thuỷ sản, đất đai đã và đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ. Chủ yếu là quá trình phèn hoá diễn ra ở những vùng đã khai thác và quá trình mặn hoá xảy ra ở những vùng ngập triều hoặc vùng đất cao.
Ô nhiễm môi trường đất chính ở khu vực là quá trình nhiễm phèn:
- Nhiễm phèn tại chỗ do phèn hoá: đó là các vùng đất phèn tiềm tàng. Mùa khô xảy ra hiện tượng phèn hoá tầng sinh phèn pyrite thành phèn hoạt động, xuất hiện nhiều ion Al3+, Fe2+ và SO42- làm pH của đất giảm xuống. Quá trình xảy ra khi các ao nuôi được xây dựng. Mặc dù phèn trong ao được hạn chế bằng cách phủ ao bằng 1 lớp nylon nhưng lâu ngày tấm phủ này bị rách gây ra tình trạng rò phèn vào ao nuôi.
- Nhiễm phèn do nước phèn từ vùng khác chuỵển đến qua kênh rạch lan toả vào trong đất. Tình trạng này xảy ra do các ao nuôi bị bỏ hoang vùng đất phèn tiềm tàng. Tại đây, quá trình phèn hoá diễn ra mạnh mẽ, khi mưa xuống, nước mưa mang theo độc chất đi vào kênh rạch gây ra tình trạng nhiễm phèn trong khu vực.
Ở một số nơi trong huyện như Trường Long Hoà, Dân Thành ở huyện Duyên Hải và Vinh Kim, Mỹ Long Bắc, Thạnh Hoà Sơn ở huyện Cầu Ngang, diện tích đất trước đây là đất nông nghiệp nhưng có hiệu quả canh tác thấp nên chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi tôm nước mặn. Vì vậy, người dân đã dẫn nước mặn vào trong vùng để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ. Hầu hết những khu vực này đất đã trở nên mặn, việc trồng cây hoa màu, cây nông nghiệp khác sẽ bị hạn chế rất nhiều. Sau khi nuôi trồng thuỷ sản không có hiệu quả do điều kiện cấp và thoát nước không thuận lợi, việc sử dụng lại đất để trồng cây nông nghiệp sẽ không thể thực hiện được mà cần phải có thời gian rửa mặn cho đất. Chi phí để thực hiện việc phục hồi lại khả năng sản xuất của đất như trước đây là rất mất nhiều thời gian và công sức.
9 Nhìn chung, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã làm cho nước bị nhiễm mặn do quá trình dẫn nước vào ao nuôi và xả nước thải ra ngoài. Quá trình đào ao nuôi cũng làm cho lớp đất bị xáo trộn dẫn đến hoạt động của lớp đất phèn tiềm tàng bên dưới. Để hạn chế quá trình phèn hoá và xâm nhập mặn cần phải áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản.
6.7. TÁC ĐỘNG TỚI KINH - TẾ XÃ HỘI KHU VỰC. 6.7.1. Tác động tích cực. 6.7.1. Tác động tích cực.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mang lại những tác động tích cực tới kinh tế – xã hội trong khu vực như:
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tạo ra một lượng hàng hoá đáng kể, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
- Tạo công ăn việc làm, cải thiện sinh kế cho đại bộ phận người dân địa phương.
- Nguồn lợi thuỷ sản được bảo vệ do giảm khai thác tự nhiên.
- Nuôi trồng thuỷ sản phát triển kéo theo sự gia tăng các loại hình dịch vụ có liên quan như dịch vụ về thức ăn, con giống, thu mua, chế biến thuỷ sản,….
- Các cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống điện, bưu chính viễn thông,… sẽ được nâng cấp, phát triển để đảm bảo cho sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
6.7.2. Tác động tiêu cực.
Bên cạnh những tích cực cho kinh tế – xã hội mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mang lại kể trên, nó còn gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến xã hội trong khu vực:
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, dẫn tới ảnh hưởng tới các hoạt động khác, đặc biệt là nông nghiệp. Vì vậy có thể phát sinh tranh chấp giữa người nuôi trồng thuỷ sản và người không nuôi trồng thuỷ sản.
- Dân số gia tăng ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh như nước thải sinh hoạt, rác thải,… gây ảnh hưởng tới môi trường trong vùng.
⇒ Kết luận:
Như vậy, ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lên đời sống kinh tế - xã hội và môi trường xung quanh 2 hướng:
Tác động tích cực:
- Nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân nông thôn, tạo ra một nguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho chế biến thuỷ sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Sự gia tăng sản lượng thuỷ sản do nuôi trồng khắc phục sự giảm sút nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Giảm sức ép của cộng đồng dân cư địa phương lên việc khai thác các sản phẩm tự nhiên.
- Để đảm bảo cho việc phát triển thuỷ sản và cùng với việc tăng thu nhập của người dân, các cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, mạng lưới điện, bưu chính
viễn thông,… sẽ được phát triển và nâng cấp. Trường học, trạm xá được xây dựng, người dân có điều kiện tiếp cận với tri thức và được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.
Tác động tiêu cực:
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực phát triển có thể làm giảm diện tích rừng ngập mặn, làm đất bị phèn hoá và xói mòn đất.
- Tính đa dạng sinh học bị mất dần do chổ ở tự nhiên bị phá huỷ. - Tiềm tàng nguy cơ phát sinh một số loại tảo và vi sinh vật có hại.
- Các chất thải từ ao nuôi như nước thải, chất thải rắn,… có thể làm nhiễm bẩn các nguồn nước và môi trường đất ở lân cận. Tác động này có ảnh hưởng ngược lại hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, sẽ là nguyên nhân gây dịch bệnh cho tôm cá nuôi.
- Quá trình dẫn nước vào ao nuôi làm cho đất bị nhiễm mặn.
- Quá trình đào ao nuôi gây xáo trộn các lớp đất mặt dẫn đến phèn hoá lớp đất phèn tiềm tàng bên dưới.
- Việc gia tăng dân số ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung sẽ gây sức ép không nhỏ tới môi trường xung quanh.
Trong tất cả các dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề tác động của môi trường lên nuôi trồng thuỷ sản và tác động của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lên môi trường xung quanh là điều cần phải xem xét để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho phát triển. Việc bảo vệ môi trường phải là ưu tiên hàng đầu.
Chương 7: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG
THUỶ SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
7.1. QUI HOẠCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
Qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản là biện pháp nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản một cách có định hướng gắn liền với bảo vệ môi trường, đưa hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững. Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nêu được mục tiêu qui hoạch và phân vùng qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản một cách tổng quát.
7.1.1. Mục tiêu tổng quát.
- Tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, biến ngành nuôi trồng thuỷ sản thành nghề chính trong khu vực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng.
- Những vùng sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp có thể chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc nuôi thuỷ sản xen canh, luân canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Ngăn ngừa các trường hợp phá rừng làm ao nuôi trồng thuỷ sản và hạn chế hoạt động nuôi trồng một cách tự phát.
- Phát triển nuôi kết hợp rừng – tôm, nhất là vùng trũng nhằm bảo vệ rừng phòng hộ.
- Tận dụng mặt nước ao mương vườn để nuôi trồng thuỷ sản.
- Từng bước đa dạng hoá, thâm canh hoá để nâng cao năng suất và sản lượng nuôi.
- Xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt cho từng khu vực nuôi trồng thuỷ sản nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường..
- Hình thành một số trạm kiểm soát chất lượng nước ở đầu nguồn và cuối nguồn nước vào ao nuôi.
7.1.2. Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản.
Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, địa hình, thổ nhưỡng,… và thực trạng phát triển kinh tế xã hội cùng với tập quán nuôi trồng của người dân trong khu vực. Tổng quát có thể chia thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản:
Vùng nước mặn: Là vùng có thời gian ngập mặn dài. Bao gồm các xã Hiệp Thành, Trường Long Hoà, Dân Thành, Đông Hải, một phần Xã Long Vĩnh, Long Khánh huyện Duyên Hải và các xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, một phần xã Vinh Kim huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ như: tôm sú, tôm thẻ, nghêu, sò, cua biển, cá nước mặn.
- Loại hình nuôi: nuôi chuyên canh, xen canh trong rừng ngập mặn.
- Hính thức nuôi: nuôi quảng canh cải tiến ở những nơi xen canh với rừng, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ở những nơi có đất chuyên canh nuôi thuỷ sản.
Vùng nước lợ: Bao gồm các xã Long Hữu, Long Khánh, Long Toàn, Ngũ Lạc của huyện Duyên Hải và các xã Vinh Kim, Hiệp Mỹ, Thạnh Hoà Sơn của huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ như: tôm sú, tôm thẻ, cua, cá rô phi,…
- Loại hình nuôi: nuôi chuyên canh, luân canh với lúa ruộng trong mùa khô và nuôi xen canh với rừng.
- Hình thức nuôi: nuôi quảng canh cải tiến ở những nơi luân canh với lúa và xen với rừng, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ở những nơi có đất chuyên canh nuôi thuỷ sản.
Vùng nước ngọt: Bao gồm một phần xã Long Hữu, Ngũ Lạc huyện Duyên Hải và các xã Trường Thọ, Kim Hoà, Hiệp Hoà, Long Sơn huyện Cầu Ngang.
- Đối tượng nuôi: trong vùng này chủ yếu nuôi thuỷ sản nước ngọt như: tôm càng xanh, cá tra, cá phi,…
- Loại hình nuôi: nuôi xen canh với lúa và vườn, nuôi chuyên tôm, cá nước ngọt trong ao hồ và nuôi cá lòng, bè dọc sông.
Nuôi quảng canh cải tiến, bán công nghiệp và công nghiệp.
Sơ đồ 4: Sơđồ phân vùng nuôi trồng thuỷ sản.
7.2. TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nguyên liệu cần tiết kiệm là lượng thức ăn và dầu DO sử dụng cho máy quạt.
Lượng thức ăn:
Lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi dễ dẫn đến ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước, vì thế cần cho ăn đúng lượng thức ăn cần thiết để tránh lãng phí và hạn
Duyên Hải:
- Long Hữu. - Ngũ Lạc
Nuôi nước ngọt Nuôi nước lợ Nuôi nước mặn
Cầu Ngang: - Trường Thọ - Kim Hoà - Hiệp Hoà