Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 67 - 68)

Đời sống tín ngưỡng của người Mông rất phong phú, liên quan đến gia đình, dòng họ, cộng đồng giao trong khi đó tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp lại rất đơn giản.

Là cư dân nông nghiệp thạo làm lúa nương rẫy nhưng các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp liên quan đến canh tác kinh tế nương rẫy lại rất ít ỏi [28, tr. 64]. Nổi bật chỉ có một số nghi lễ như:

Hàng năm vào tháng giêng, trong các ngày từ 13 đến 15, dân bản chọn ngày tốt để lên nương, vào ngày này mọi người mời nhau ăn uống và cùng lên nương. Từng gia đình chọn ngày lên nương cho nhà mình, ngày đó không trùng với ngày mà nhà có người chết, chủ gia đình sẽ mang rượu, thịt, hương

vàng lên nương để khấn các thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, ngô lúa được mùa.

Trong quá trình canh tác, nếu trời hạn hán thì làm lễ cầu mưa, lễ cúng cũng rất đơn giản, chỉ cần chai rượu, hương và con gà sau đó gia chủ tự khấn thần mưa.

Khi thu hoạch xong thì làm lễ cúng cơm mới. Lễ cơm mới đơn giản, chủ nhà luộc ba bắp ngô non đổ vào một cái bát để trên tấm ghế giữa nhà rồi thắp hương khấn vái, tay cầm từng bắp ngô tẽ ra từng hột, mỗi hột gọi tên cha mẹ, ông bà, cụ và những người đã khuất về ăn cơm mới.

Có thể thấy rằng so với các dân tộc láng giềng cùng sản xuất nương rẫy như Dao, Pu Péo, Lô Lô thì các nghi lễ liên quan đến sản xuất của người Mông còn đơn giản, chỉ mang tính chất cá nhân gia đình chứ không mang tính cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)