Tàn dư ma thuật

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 68 - 69)

Các hình thức ma thuật như ma thuật tình yêu, ma thuật làm hại. Các loại hình ma thuật thể hiện trong sự kiêng kị trong các sinh hoạt đời thường [33, tr. 29]. Đơn cử như khi sinh con nhất là những gia đình sinh con không thuận, thuờng làm lễ nhận bố mẹ nuôi đỡ đầu cho đứa trẻ, nếu trong ba ngày sau khi làm lễ ai là người đến gia đình đầu tiên sẽ được nhận làm bố mẹ nuôi, sau đó xin bố mẹ nuôi mấy đoạn chỉ màu để xe một đoạn dây rồi buộc vào cổ cho đứa trẻ, sợi chỉ này có ý nghĩa là thắt lại những điều quấy nhiễu, những điều không may mắn để nó không quấy nhiễu đứa trẻ nữa. Đứa trẻ nào hay ốm đau thì nhờ thầy cúng đánh cho một chiếc vòng bạc, sau đó làm lễ trừ tà rồi đeo vào cổ cho đứa trẻ để ngăn cái ác.

Trong ma thuật tình yêu, họ tin rằng muốn người nào đó yêu mình thì phải tìm cách lấy trộm được tóc của người đó hoặc dùng bùa yểm để đôi trai gái đang thương yêu nhau quay ra ghét bỏ nhau hoặc ngược lại.

Trong ma thuật làm hại, người Mông tin là có ma, họ còn tin con người có thể làm ma, nuôi ma, thờ ba loại ma là “ma ngũ hải”, “ma theo sau”, “ma sú”. Khi gia đình có người chết đột ngột thì người ta cho rằng đó là do “ma ngũ hải”. Trong nội bộ người Mông thì họ nghi nhau có “ma theo sau” nếu hai người ghét nhau có thể khấn “ma theo sau” đến làm hại người kia. Cách phát hiện ra loại ma này là nhờ vào thầy cúng, khi thầy cúng phát hiện ra ma và xác định đó là loại ma nào thì chủ nhà căn cứ vào mối quan hệ với những người quen biết mà xác định ai là người có ma đến làm hại họ. Cách phát hiện thứ hai là bản thân ai đó có ma làm hại mình là lấy chiếc đũa dựng đầu bằng vào một bát nước, đầu nhọn chụm vào nhau rồi khấn, việc tin vào “ma ngũ

hải” và “ma theo sau” dẫn đến quan hệ không tốt trong cộng đồng. Còn “ma

sú” là ma có thể gây ra những tai nạn như cháy nhà, đá lăn, cây đổ vào người khi đi làm nương. Nguời Mông trừ loại ma này bằng cách mời thầy cúng đến nhà làm lễ tẩy rửa mọi sú uế trong nhà. Sau lễ tẩy rửa đó, họ tin rằng tai họa sẽ không đến với họ nữa, đây là cách giải tỏa tâm lý vì họ sống ở vùng rừng núi đá nên những tai họa mà họ lo sợ là tất nhiên.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 68 - 69)