2.3.2.1. Thực dân Pháp xâm chiếm và duy trì thế lực thổ ty tạo ra tay sai
Từ khi chiếm đóng Hà Giang (1887) [1, tr.11], thực dân Pháp nắm lấy bọn thổ ty, phong kiến địa chủ để lập bộ máy thống trị từ tỉnh đến các châu, tổng và xã. Chúng thi hành chế độ “quân sự quản chế”, lập ra các đạo quan binh để kiểm soát mọi công việc hành chính ở địa phương. Thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp chia vùng cao nguyên Đồng Văn ra thành 4 khu vực,đứng đầu mỗi khu vực là một dòng họ thổ ty cai quản:
- Vùng phía bắc (Huyện Mèo Vạc ngày nay) do trùm thổ ty Dương Trung Nhân cai quản.
- Vùng giữa cao nguyên Đồng Văn (chủ yếu là xã Đồng Văn) do trùm thổ ty Nguyễn Chánh Quay cai quản.
-Vùng Phó Bảng- Sà phìn do trùm thổ ty Vương Chính Đức cai quản. - Phía nam cao nguyên Đồng Văn (Huyện Yên Minh ngày nay) do trùm
Một mặt thực dân Pháp dùng bọn thổ ty làm tay sai đắc lực, mặt khác chúng dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ gây hiềm khích nghi ngờ, hằn thù lẫn nhau giữa các dòng họ, các dân tộc, từ đó gây mất đoàn kết để dễ bề cai trị. Mỗi dân tộc, Pháp lại có một bộ máy cai trị riêng: Vùng người Mông có tổng giáp, mã phài, seo phài; vùng người Tày, Dao và người Giấy có chánh tổng, lý trưởng, trưởng thôn, kỳ mục [1, tr.12].
Về quân sự, đứng đầu cả châu Đồng Văn là một tên quan ba người Pháp, vừa chỉ huy binh lính các đồn, vừa giải quyết các công việc dân sự. Chúng điều hành việc xây dựng đồn Bạch Đích, đồn Yên Minh và đồn Đường Thượng. Bố trí lực lượng ở đồn Yên Minh có một viên quan một và một trung đội lính khố xanh; Đồn Đường Thượng do bang tá Đèo Văn Ất chỉ huy. Mạng lưới giúp việc cho thực dân Pháp có châu đoàn, tổng đoàn, xã đoàn [1, tr.12].
Về kinh tế, thực dân Pháp cùng với địa chủ, thổ ty, ra sức bóc lột, vơ vét của cải, tài nguyên, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương. Chúng bóc lột đồng bào ta bằng các thứ thuế hết sức nặng nề, tàn nhẫn như thuế đinh, thuế điền, thuế gia ốc, thuế thuốc phiện, thuế nuôi quân, bóc lột sức lao động của người nông dân để làm giàu.
Thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp và phong kiến ra sức kìm hãm, đầu độc nhân dân các dân tộc về mọi mặt đời sống xã hội.
Về giáo dục, không có trường học, cả huyện chỉ có một vài lớp dân lập, chỉ có con em nhà giàu mới vào học được. Hầu hết nhân dân trong huyện đều không biết chữ.
Về y tế, toàn huyện Đồng Văn chỉ có một y tá (ở tại xã Đồng Văn) chủ yếu để phục vụ cho nhà binh và bọn quan lại phong kiến, thổ ty. Nhân dân đau ốm không được khám chữa bệnh, không có thuốc, các bệnh dịch như sốt rét đậu mùa…tràn lan nhiều người mắc bệnh không có thuốc, không được điều trị đã chết, tình trạng có đẻ mà không có nuôi rất phổ biến.
Về đời sống xã hội, duới chế độ thực dân phong kiến, huyện Đồng Văn là một trong những điển hình về nghèo nàn, khổ cực, lạc hậu. Trong tình trạng một nền sản xuất tự cấp tự túc, phân tán, kĩ thuật canh tác lạc hậu, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất thấp, lại bị bọn thực dân, địa chủ, thổ ty vơ vét, cướp đoạt làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc hết sức khổ cực. Quần chúng lao động chẳng những đói rét, mù chữ, bệnh tật dày vò mà còn thiếu cả nước uống, muối ăn và nhiều thứ hàng thiết yếu khác.
Chính sách ngu dân của đế quốc phong kiến là cơ sở cho sự phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mê tín dị đoan thể hiện qua tục lệ ma chay, cưới xin hết sức nặng nề. Thông qua đó, chúng gieo rắc trong nhân dân tư tưởng mê tín, tin vào ma quỷ bùa phép.
Những thủ đoạn khai thác, bóc lột, đầu độc của thực dân phong kiến đã đẩy nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn tới chỗ ngày càng nghèo đói, ốm đau, bệnh tật, chết dần, chết mòn. Trong hồi ký “Như ánh sáng mặt trời” ông Vù Mí Kẻ dân tộc Mông trước đây từng là nguời chăn ngựa cho thổ ty Vương Chí Sình, sau này là đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang kể: “Lũng Hòa quê tôi trước đây nghèo lắm, hạt muối ăn, dầu thắp rất hiếm hoi, thuốc phiện trồng nhiều hơn ngô, mạch ba giác. Ai cũng sợ thổ ty, mã phài và những cảnh nghèo đói do chúng gây ra đời nối đời như lớp sương mù quanh năm trùm lên xóm làng. Nhà tôi thuộc hạng nghèo nhất Lũng Hòa nên tuy mới mười một, mười hai tuổi đầu tôi đã phải nối cái nghiệp làm thuê của ông cha để lại. Làm phu cho thổ ty, người đã nhỏ lại gầy còm, mèn mén chẳng bao giờ được no bụng, lại bị đnáh đập tàn nhẫn luôn, roi vọt như muốn róc da thịt tôi ra khỏi xương. Mỗi lần nhìn thấy những roi vọt, súng, kiếm cùng với gông cùm trong nhà giam của thổ ty, tôi tưởng những cái đó từng giây muốn đem cái chết đến úp chụp lên đầu mình. Một lần được gọi đến chứng kiến cảnh thổ ty giết một người nghèo bằng cách buộc chặt những đầu ngón tay của người đó vào dây
những đầu ngón tay tụ máu tím đen lại thì dây vẫn giữ treo lủng liểng, trông đến ai oán thương tâm. Về nhà tôi ghê sợ, nhiều khi bị cái chết ám ảnh, đe dọa cả trong giấc ngủ. Không phải riêng tôi khổ mà cả Lũng Hòa khổ, đồng bào các dân tộc trong huyện Đồng Văn đều khổ…” [40, tr 118].
Ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến làm cho mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phong kiến trở nên rất sâu sắc. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để tiến hành việc xây dựng cơ sở và phát động phong trào cách mạng. Song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, đó là do bị ràng buộc bởi ý thức hệ phong kiến và sống trong tình trạng một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất hàng hóa không có đủ điều kiện để phát triển, lại thêm những đặc thù của vùng đất có địa hình hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống văn hóa còn vô cùng lạc hậu, đáng nói nhất là trình độ nhận thức cũng như ý thức giác ngộ của đại bộ phận quần chúng nói chung còn thấp [1, tr. 15-16].
Thực dân Pháp đã thông qua những người cầm đầu các dân tộc ở từng vùng để cai trị. Lợi dụng điều kiện khó khăn, phức tạp, thiếu thông tin, nhiều dân tộc, dân trí thấp, kẻ thù đã thực hiện “chia để trị” lập nên các lãnh chúa thổ ty cát cứ phong kiến nhằm biến Đồng Văn thành một “Vương quốc biệt lập” và sau này kẻ thù vẫn duy trì lực lượng lập nên các thế lực phản động gây ra các vụ bạo loạn nổi Phỉ khi chính quyền đã nằm trong tay nhân dân. D- ưới chế độ cũ, thổ ty phong kiến đã biến người nông dân trở thành nông nô phụ thuộc về đời sống vật chất và tinh thần.
2.3.2.2.Thiết lập các bộ máy cai trị
Khi thực dân Pháp đặt chân đến Hà Giang, chúng đã không thủ tiêu tổ chức xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Mông nói riêng mà trái lại đã cải biến bộ máy hành chính đơn giản sẵn có ở cấp bản làng của người Mông thành chính quyền cơ sở làm công cụ thực hiện các chính sách cai trị và đem lại quyền lợi cho chúng. Cụ thể:
- Bang tá: Đứng đầu toàn châu Đồng Văn là bang tá Sà Phin (Vương Chính Đức) nằm dưới sự chỉ huy của một viên quan Pháp.
- Tổng giáp: Đứng đầu giáp (Châu Đồng Văn có 10 giáp). - Mã phài, seo phài: Đứng đầu một bản.
Nhiều đơn vị hành chính của người Mông là đơn vị riêng trực thuộc đại lý Pháp (Trung tâm hành chính). Những người trong bộ máy này đều thuộc tầng lớp trên hay những người đứng đầu một dòng họ lớn có uy tín trong người Mông [40, tr.100].
Dưới thời Pháp thuộc, bộ máy hành chính được tổ chức theo lối quân sự. Thực dân Pháp chia các tỉnh miền núi thành các đạo quan binh để nắm giữ. Hà Giang thuộc đạo quan binh thứ ba, đứng đầu là một tên công sứ người Pháp, cấp tỉnh là tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát; cấp cơ sở là lý trưởng, mã phài. Theo đó, bộ máy hành chính của người Mông chính là đại diện quản lý, điều hành công việc ở địa phương, đó là một thể thống nhất mà cấp cơ sở là đơn vị bản làng gắn với vai trò của mã phài, seo phài là công cụ cai trị trực tiếp rất quan trọng và năng động đôn đốc nhân dân lao động và cống nạp.
Quân đội trở thành một bộ phận quan trọng để bảo vệ bộ máy chính quyền và làm nhiệm vụ trấn áp nên đuợc tổ chức quy củ, chặt chẽ và được biên chế theo số lượng:
Tiểu đội: 7 người.
Trung đội: 20- 40 người. Đại đội : khoảng 3 trung đội.
Tiểu đoàn : Gồm 10 đại đội [53,7 ].
Trong đó, mã phài được tổ chức lực lượng quân đội ở cấp trung đội. Tất cả thanh niên nam từ 18 tuổi trở lên đều phải tham gia lực lượng quân đội bên cạnh công việc chính là lao động sản xuất. Ngoài ra, trong quân đội còn có một chính trị viên gọi là “xỳ tra”, là người làm công tác tư tưởng cho dân
quân và phản ánh tình hình, ý kiến của dân quân lên bang tá. Lực lượng quân đội được trang bị vũ khí, luyện tập thường xuyên, làm nhiệm vụ bảo vệ mã phài, seo phài, các chức dịch, bang tá, đồng thời luôn sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù bên ngoài tấn công.
Như vậy là từ khi có sự can thiệp của chế độ thực dân, sự phân hóa xã hội vẫn nổi bật là sự duy trì và củng cố những đặc quyền đặc lợi của tầng lớp cai trị thực hiện đôn đốc cống nạp đối với nhân dân lao động.
Tuy nhiên, sự phân hóa và đối lập giữa nhân dân lao động và thổ ty phong kiến đã trở nên sâu sắc hơn. Thổ ty, mã phài nắm quyền cai trị, có bộ máy hành chính, cơ sở kinh tế và lực lượng vũ trang. Giữa các thổ ty, tập đoàn thổ ty tồn tại mâu thuẫn do phải thường xuyên tranh giành địa vị, ảnh hưởng, của cải, đất đai và nhân dân. Để duy trì quyền lực thổ ty đã dựa vào thế lực đế quốc thực dân. Quá trình thổ ty phong kiến làm tay sai cho đế quốc thực dân và thanh toán lẫn nhau là quá trình nhân dân lao động bị đè nén, bóc lột, đói rét, bệnh tật luôn đổ xuống đầu nhân dân lao động.
Bên cạnh đó, có nơi vẫn tồn tại tàn dư của xã hội chưa có giai cấp. Điều đó biểu hiện ở mối quan hệ gắn bó mật thiết trong nội bộ dân tộc Mông nhất là trong nội bộ dòng họ, họ có thể sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ những người cùng dòng họ nhưng cũng dễ hoài nghi những người ngoài dòng họ mình. Thực dân phong kiến đã lợi dụng tối đa đặc điểm này để thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, chính sách ngu dân để kìm hãm nhân dân, củng cố ách thống trị của chúng. Khi chưa có ánh sáng cách mạng soi rọi, đồng bào Mông dù căm thù tầng lớp thổ ty nhưng vẫn coi chúng là người đại diện cho dân tộc, cho họ tộc mà họ có trách nhiệm phục tùng [4, tr.14-15].
Có thể nhận thấy sự thay đổi trong cấu trúc bộ máy quản lý của người Mông qua 2 thời kỳ trong sơ đồ hình 2.2 và hình 2.3:
Hình 2.2: Cấu trúc bộ máy quản lý vùng người Mông trong thời kỳ phong kiến:
Hình 2.3: Cấu trúc bộ máy hành chính vùng người Mông dưới thời Pháp thuộc:
Như vậy, bộ máy quản lý ở vùng người Mông đã được Pháp bổ sung nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên mô hình quản lý truyền thống để tiện lợi cho việc củng cố ách thống trị của chúng.
Mã phài
Seo phài Thầy cúng
Quân đội Nhân dân Tổng giáp Mã phài Seo phài Thầy cúng Quân đội Nhân dân Bang tá
Cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến sự đồng đều về mặt chính trị thì bộ máy cai trị của thực dân phong kiến trước đây ở vùng các dân tộc thiểu số nói chung và của người Mông nói riêng đã bị xóa bỏ, đồng bào Mông đã một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng, làm chủ bản làng, xây dựng đất nước và bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc.
Chương 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945. 3.1. Tín ngưỡng dân gian
3.1.1. Luận thuyết “vạn vật hữu linh”
Tín ngưỡng bao trùm của người Mông là “vạn vật hữu linh” vì người Mông cũng như những tộc người khác từ xa xưa không vượt ra ngoài khuôn khổ của tư duy đa thần, họ không thể giải thích được thế giới bằng tư duy khoa học, cuộc sống của con người bị thiên nhiên chi phối, phải nương dựa vào núi rừng, hang động để tồn tại, trước mọi sự biến đổi của tự nhiên con người lúc đó ngoài việc thích ứng và chế ngự thì không thể hiểu được và cũng không thể giải thích được tại sao lại có những hiện tượng như vậy, nên trong tâm thức của họ đã hình thành quan niệm mọi vật đều có linh hồn, đều có thần làm chủ tức là “vạn vật hữu linh”.
Đối với người Mông, Trời là vị thần tối linh nhất, quyền năng nhất trong thế giới thần linh, Trời ngự trị và chi phối cõi giới và muôn loài. Điều này xuất phát từ quan niệm về vũ trụ. Người Mông cho rằng sự xuất hiện của đất đai, sông núi, biển cả đều do đấng tối cao là Trời tạo ra. Họ quan niệm rằng vua Trời cử ông Chày sinh ra bầu trời, còn bà Chày sinh ra mặt đất. Mặt đất lúc đầu mới tạo ra có hình vuông, bầu trời thì hình tròn nhưng nhỏ hơn mặt đất nên ông Chày mới bảo bà Chày co lại cho mặt đất bằng bầu trời vì vậy mặt đất co lại và trở nên lồi lõm, chỗ cao thành núi, chỗ thấp thành đồng bằng, chỗ hằn xuống thành ao hồ biển cả, sau đó con người mới được tạo ra [39, tr.2].
Ngoài Trời ra, người Mông không xếp thần linh theo một thứ bậc nào vì các vị thần trong thế giới thần linh đều bình đẳng và nó chỉ trở nên quan trọng, cần thiết vào chính thời điểm mà người ta cần đến vị thần đó [28,
tr.76]. Chẳng hạn như lúc hạn hán, cây cối mùa màng bị thiêu đốt thì thần nước, thần sông, thần núi trở nên quan trọng nhất. Lúc đó bản Mông sẽ cử già làng và thầy cúng ra cầu cúng những nơi có nước, nơi nào là nguồn nước thì thần nước ở đó là to nhất, thiêng nhất, lễ cúng có khi kéo dài tới mấy ngày, lễ vật thường là gà, rượu, lợn có khi là bò, dê, trâu được giết đi lấy máu hòa vào rượu để cúng thần rồi vẩy ra bến bãi, vẩy lên trời để cầu mưa, cầu nước. Nếu có nước, được mùa dân bản sẽ làm lễ cúng thần lúa, thần nước để tỏ lòng biết ơn với các thần.
Với quan niệm vạn vật hữu linh, mỗi vật tồn tại đều là một thực thể, từ cái cây, hòn đá, các con vật, những vật vô tri vô giác như rừng núi, sông suối…đều có linh hồn mà người Mông gọi là “cái ma” (đá chỏ) của nó, cũng vì vậy mà họ quan niệm mọi vật đều có chủ sở hữu, có thần làm chủ nên họ tôn kính và tin thờ tất cả các thần. Điều này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của người Mông, vào ngày 30 tết, người chủ gia đình lấy giấy đỏ dán vào tất cả các vật dụng trong nhà, cũng như công cụ lao động từ cái cày, cái cuốc đến