Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước các dân tộc thiểu số khác ở Hà Giang đã tồn tại những thiết chế chính trị khác nhau mang nhiều đặc trưng riêng biệt độc đáo như chế độ Quằng ở vùng người Tày - Nùng, chế độ Mán Mục, Quản Chiểu ở vùng người Dao, nhưng về bản chất thì vẫn được gọi bằng cái tên chung là chế độ thổ ty.
Chế độ thổ ty đã tồn tại dưới thời kỳ phong kiến là kết quả của chính sách dân tộc thiểu số của triều đình phong kiến Việt Nam với các vùng biên giới - nơi có vị trí chiến lược xung yếu chống ngoại xâm, trình độ quần chúng còn lạc hậu, ảnh hưởng của bọn thổ tù lớn mạnh trong dân gian. Dựa vào các thổ ty địa phương đã được phong chức tước, triều đình và vua chúa phong kiến quản lý được lãnh thổ và cư dân các vùng biên viễn.
Dưới triều đại phong kiến Việt Nam người Mông ở Hà Giang không có thiết chế chính trị của riêng mình mà phụ thuộc vào chế độ Quằng của người Tày. Theo truyền ngôn và sử sách, từ thời Lê, Nhà nước đã phong hầu cho 7 dòng họ làm Quằng (thất tộc phiên thần) trong đó có Đồng Văn (vốn là tổng Đông Quan của châu Bảo Lạc) do họ Nguyễn Doãn cai quản [40, tr. 94]. Các Quằng người Tày thường trao quyền quản lý cho các mã phài, seo phài ở các bản có đa số người Mông. Vì người Mông cư trú theo bản làng nhưng không
liền với nhau thành một dải mà thường bị ngăn cách, xen kẽ bởi nhiều khu vực cư trú của các dân tộc khác, đặc biệt là do tập quán sản xuất du canh du cư nên đương nhiên giai cấp phong kiến Mèo không có một vị trí tương đối ổn định, lâu dài, không thể tổ chức bộ máy chính trị với những hệ thống quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo riêng, thường phải “vay mượn ” của các dân tộc lớn hơn mà phụ thuộc [28, tr. 20] vì vậy khi nói đến chế độ thổ ty phong kiến ở vùng dân tộc Mông trước hết người ta nói đến mã phài, seo phài.
Mã phài (Mo phìa) là tên gọi cho người đứng đầu và quản lý một bản của người Mông. Mã phài có thể do người làm mã phài trước đó chọn và đề cử hoặc do dân bản bầu lên. Họ là những người giàu và có uy tín với dân. Trong suốt quá trình quản lý, nếu làm tốt có thể được làm mã phài suốt đời, nếu để mất uy tín với dân bản thì bị thay thế, nhưng trong thực tế chức vụ mã phài đã trao cho ai thì rất ít khi có sự thay thế nhất là từ khi có sự can thiệp của chế độ thực dân.
Ví dụ như trường hợp của ông Sùng Xí Chá được cử làm mã phài ở Sà Phìn (Đồng Văn) vốn là một người giàu có với nhiều ruộng bậc thang, nuôi nhiều người ở, người làm thuê và rất có uy tín với dân trong bản nên trong cuộc đời 100 tuổi của mình, Sùng Xí Chá đã giữ chức vụ mã phài suốt 20 năm [53, 7].
Mã phài có vai trò quan trọng trong tổ chức quản lý, điều hành mọi hoạt động của cư dân như quản lý dân số, đất đai, thu thuế, đảm bảo trật tự trị an trong bản. Mã phài có dấu triện riêng, tất cả mọi công việc như ma chay, c- ưới xin, cúng tế…đều phải thông qua mã phài, mời mã phài đến chứng kiến và làm chủ trì [53,8]. Trước đây mã phài cũng tham gia sản xuất cho gia đình nhưng sau khi thực Pháp đặt chế độ “quân sự quản chế” ở Đồng Văn thì mã phài từ chỗ trực tiếp tham gia lao động sản xuất cho chính gia đình mình đã
trở thành một chức dịch, một công cụ cai trị của thực dân Pháp, thực hiện đôn đốc, bóc lột người cùng một dân tộc lao động cống nạp.
Về cơ cấu tổ chức, mỗi bản có một mã phài. Ở Sà Phìn lúc bấy giờ có 9 mã phài tương đương với 9 bản: I Gioo, Lì Tro Tổng, Phầy Ma Tổng, Sấy Lổng, Tỏ Phìn, Tỏ Lủng, Lũng Tó, Mõ Sầu, Khía Lìa [41, 2].
Giúp việc cho mã phài là seo phài (so phìa), mỗi mã phài có 2-3 seo phài hỗ trợ cho mình. Các seo phài có nhiệm vụ liên lạc, thông báo, phổ biến các chủ trương cho dân bản biết mà thực hiện, triệu tập dân bản khi bản có công việc lớn. Cũng giống như mã phài, các seo phài một mặt trực tiếp tham gia sản xuất nhưng mặt khác cũng trở thành người bóc lột và được hưởng không ít quyền lợi về của cải.
Đến đầu thế kỉ XX, ở vùng người Mông thế lực của thổ ty thực sự lớn mạnh khiến xã hội phân chia thành giai cấp theo ranh giới huyết tộc rõ rệt. Thổ ty với danh nghĩa là kẻ sở hữu tối cao, nắm toàn bộ ruộng đất và trực tiếp sở hữu số ruộng đất tốt. Để canh tác số ruộng đất này và làm những công việc phục dịch khác trong nhà, thổ ty bắt nhân dân trong vùng thống trị đến làm không công cho chúng hoặc giao cho các chức dịch trong bản có trách nhiệm huy động sức lao động của nhân dân làm không công từ lúc cày cấy đến khi thu hoạch. Ruộng đất được phân chia ra 3 loại:
+ Phần ruộng nương tốt nhất ở các bản đều do thổ ty trực tiếp sở hữu. + Ruộng cấp cho các chức dịch, cho binh lính.
+ Ruộng do nhân dân cày cấy [53,7].
Trong các vùng cư trú của người Mông ở Hà Giang nói chung và ở Đồng Văn nói riêng, thổ ty phong kiến, các chức dịch và những người giàu có gây được ảnh hưởng lớn đối với những người thuộc cùng một dân tộc bởi của cải và uy tín của họ. Cũng theo đó, thổ ty, mã phài không chỉ là người quản lý
phân công lao động xã hội. Trên cơ sở nắm được số dân trong bản sẽ phân bổ số lượng thanh niên phải tham gia lực lượng an ninh, số người phải tham gia lao động sản xuất cho thổ ty bên cạnh hoạt động chính là tự làm ruộng nương cho gia đình mình.
Không giống như chế độ quằng ở người Tày, các quằng giữ độc quyền trong việc thờ cúng tức là đã trực tiếp nắm lấy thần quyền cùng với chính quyền làm công cụ áp bức sắc bén. Còn mã phài, thổ ty ở người Mông không giữ độc quyền trong thờ cúng vì những người dân cũng có thể làm thầy cúng. Thầy cúng là một nhân vật có vị trí quan trọng trong xã hội và quan niệm tín ngưỡng của người Mông, được coi là nhân vật trung gian giữa người với thần linh, một thầy cúng giỏi sẽ rất coi trọng nên khi giải quyết công việc mã phài đã lợi dụng lời phân xử hay cách giải quyết của thầy cúng để đem lại quyền lợi cho mình nhất là khi áp dụng những quy định phạt vạ đối với người mắc tội.
Trong đời sống xã hội, thổ ty, mã phài và các chức dịch là những người được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi nhất. Trong nhà được sử dụng những ng- ười làm tạp dịch (chăn ngựa, đun nước) gọi là “tỷ súng’’, đi đâu có “thúc dung’’ (lính) từ 5 đến 10 người thay phiên nhau bảo vệ. Mọi sinh hoạt của thổ ty mã phài, những người giàu đều tác động đến cư dân trong bản làng và có khi ở phạm vi cả một vùng. Đám ma của người giàu được thổi kèn đánh trống, mổ nhiều bò, lợn, dê, sau một tuần mới chôn cất, tất cả các gia đình trong bản đều phải cử người đến giúp đỡ. Đơn cử như khi thổ ty Vương Chính Đức chết, nhà Vương mổ 19 con bò đám ma trong một tuần, mọi hoạt động sản xuất đều dừng lại để tập trung vào đám ma, khi Vương Chí Sình mất tại Hà Nội, khi đưa về đã có tới gần 700 người đến đầu huyện Đồng Văn để đón thi hài [53, 7]. Khác với đám ma của nguời nghèo chỉ tổ chức rất đơn giản, mổ một con bò, nếu có nhiều bạn bè, họ hàng thì tổ chức đám ma trong 3 ngày, nếu ít thì chỉ trong 2 ngày.
Thổ ty, mã phài và những người giàu ở Đồng Văn nhà cửa được làm khang trang, nhà to, rộng, cột gỗ kè trên đá tảng đẽo hình đèn lồng hoặc quả cầu mai, lợp ngói hoặc lát ván. Tiêu biểu cho dạng kiến trúc này là những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỉ XX, nay được gọi là “khu phố cổ” thuộc thị trấn Đồng Văn. Khi quan sát có thể hình dung được sự công phu cầu kỳ khi xây dựng, nó khác hẳn với nhà của dân nghèo chỉ làm bằng cột ngoãn, vách nứa hay ván bổ, mái lợp tranh.
Điển hình nhất khi nói đến nhà của thổ ty phong kiến thời bấy giờ là khu dinh thự họVương được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, là một công trình thể hiện sự giàu có và quyền lực của gia tộc họ Vương. Đây vừa là nơi ở của cả gia đình vừa là trụ sở làm việc và cũng vừa là một pháo đài của bang tá Vương Chính Đức. Vương Chính Đức đã lựa chọn thợ giỏi từ Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) sang xây dựng dinh thự này, thợ phụ là người địa phương, xây dựng trong 3 năm mới xong với hàng ngàn dân phu và tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng [32, tr.33]. Toàn bộ kiến trúc nhà Vương được tạo dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông, gỗ pơ mu, ngói đất nung già được chạm trổ công phu hình rồng, phượng tượng trưng cho sự quyền quý và hưng thịnh. Ngoài cổng có tấm hoành phi đề “Biên chinh khả phong”(chính quyền biên cương này mạnh). Khu nhà có 13 khu: Cổng ngoài, nhà cổng, tiền dinh, trung dinh, hậu dinh, lô cốt (có 3 tầng quan sát đựơc 4 phía, xây bằng đá ), nhà vệ sinh, chuồng ngựa, chuồng bò, sân lát đá, nhà bếp, nhà kho, nhà cánh, bể nước lớn. Có thể nói dinh thự họ Vương là nơi lưu giữ bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi điển hình của dân tộc Mông ở Đồng Văn xưa kia.
Đối tượng đôn đốc lao động, cống nạp và bóc lột của thổ ty phong kiến không ai khác là người nông dân. Nông dân là tầng lớp chiếm tuyệt đại đa số, họ phải nộp thuế, phải đi phu, đi lính, hầu hạ trong nhà thổ ty, mã phài. Có rất
thuế chợ, thuế thuốc phiện…thổ ty căn cứ vào số lượng thóc giống, ngô giống để thu thuế của các hộ dân, nếu số lượng thóc ngô thu hoạch được nhiều thì thuế càng nặng. Quy định cứ 100 kg thóc thì phải nộp 70 - 80 kg giống, bán 1kg thuốc phiện phải nộp 30% số tiền [53, 2].
Mỗi năm người đàn ông phải đi phu 2-3 lần, mỗi lần 15-20 ngày. Phần lớn nông dân có ít đất đai, làm ăn vất vả nên thường phải đi ở, đi làm thuê, sống cuộc sống như những nguời nô lệ. Các dân tộc khác trong vùng (Lô Lô, Giáy, Dao, Pu Péo) cũng cùng chung thân phận làm tôi tớ và bị bóc lột như người Mông.
Ngoài ra thổ ty mã phài, các chức dịch còn bóc lột nhân dân bằng cách bắt dân đến phục dịch, cày cấy, gặt hái không công, bắt dân hàng năm phải nộp đủ số thuốc phiện, thóc, ngô, mà chúng đưa ra. Người dân mắc tội phải mang bạc trắng, gà, lợn, thuốc phiện đến cầu cứu mã phài. Khi đến xin khai phá nương rẫy, khi có việc kiện cáo hay chỉ đơn giản là săn được muông thú trong địa phận của mã phài quản lý thì dân phải đến báo cáo và biếu xén cho mã phài. Có những chức dịch, mã phài giành được quyền thu mua thuốc phiện để bán thì càng trở nên giàu có và có thế lực lớn hơn, số ruộng đất canh tác chủ yếu là phát canh thu tô, bóc lột nhân công bằng cách cho thuê hoặc dựa vào chức quyền của mình để cưỡng bức tập hợp dân đến làm [53, 2].
Người lao dộng bị đánh đập tàn nhẫn, trong nhà thổ ty luôn có nhà giam với gông cùm, súng, kiếm, roi vọt với những hình thức tra tấn rất dã man vẫn được những người già kể lại như: Sùng Chúa Đà, là người khét tiếng gian ác, bạo liệt, cũng là một thổ ty có máu mặt của vùng. Ông ta có những cánh đồng bằng phẳng thuộc khu đất Đường Thượng ngày nay. Đất nhiều, lại có quyền thế và rất có uy tín với quan trên. Sùng Chúa Đà vì thế mà có rất nhiều nô bộc và người làm công trong vùng đất của hắn. Sùng Chúa Đà cho người đẽo một cây cột đá và coi nó như một bảo bối để trừng trị những người
dưới quyền của mình. Cột đá xanh cao chừng 1,9m, được đẽo to như cây cột đình, hai bên được khoét lỗ để vừa cánh tay hai người có thể luồn qua. Những đôi trai gái trong vùng đất mà hắn quản lý yêu nhau, những nô bộc nào phạm luật như làm sai việc, chống lại Sùng Chúa Đà đều bị còng tay và buộc chặt vào cột đá, để lạnh ngoài trời, phạt không cho ăn, cho uống, tội nặng thì bỏ cho chết đói, cho kiến vàng đốt, rắn rết cắn đến chết [53,5].
Sự tàn ác của thổ ty cùng với đặc điểm thế tập đã khiến cho xã hội phân chia thành giai cấp, đẳng cấp theo ranh giới huyết tộc ngày càng sâu sắc hơn. Trong khi sự tranh giành của các dòng họ thổ ty diến ra thì người nông dân ngày càng trở thành nông nô bị phụ thuộc về cả vật chất và tinh thần nhất là từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm và duy trì thế lực thổ ty để tạo ra tay sai.