Bộ máy tự quản của bản

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 38 - 39)

Đứng đầu mỗi bản có trưởng bản. Tiếng Mông gọi là chư dò hay chư

dỉnh. Các trưởng bản có nhiệm vụ thực hiện những quy ước chung của bản đã

đề ra và đôn đốc mọi người thực hiện những quy ước đó. Trưởng bản được bầu căn cứ theo các dòng họ lớn trong bản để cử ra người đứng đầu phù hợp. Nếu bản có nhiều dòng họ thì trưởng họ của dòng họ đông nhất sẽ đứng đầu bản nhờ vào uy tín và sự có mặt lâu đời của dòng họ. Hoặc đại diện của các dòng họ sẽ luân phiên nhau từ dòng họ đông người nhất đến dòng họ ít người nhất đứng đầu bản.

Những tiêu chuẩn để được bầu làm trưởng bản:

- Trưởng bản phải là người biết ứng xử, nói được, làm được. - Có anh em họ hàng đông.

- Có kinh nghiệm trong sản xuất.

Trưởng bản có nhiệm vụ điều hành công việc chung của bản, duy trì trật tự an ninh, phân phối đất đai canh tác cho các gia đình, giải quyết các vụ xích mích, tranh chấp giữa các thành viên trong bản, xử phạt những vi phạm theo quy định. Trước đây bên cạnh những nghĩa vụ phải hoàn thành, trưởng bản được miễn thuế thuốc phiện, chỉ phải đóng một phần thuế nông nghiệp, không phải đi phu còn hiện nay họ cũng tham gia lao động sản xuất như mọi thành viên khác, phải có trách nhệm với nhiệm vụ của mình và được mọi người kính trọng vị nể chứ không có quyền lợi vật chất gì khác.

Hệ thống tổ chức tự quản truyền thống của người Mông trong cộng đồng làng bản toát lên vai trò và mối quan hệ của chủ gia đình – trưởng họ -

trưởng bản.

Chủ gia đình là tiếng nói đại diện cho mỗi gia đình trước các vấn đề được bản làng đưa ra thảo luận.

Trưởng họ là người hiểu biết phong tục tập quán, là tiếng nói đại diện cho một dòng họ.Người của dòng họ nào vi phạm luật tục thì trước khi xét xử, trưởng bản phải mời trưởng họ đến bàn bạc để tìm cách giải quyết.

Bên cạnh đó còn có già làng là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, am hiểu phong tục tập quán, họ khuyên bảo chỉ dẫn cho lớp trẻ về phong tục tập quán và những điều hay lẽ phải trong cuộc sống nên rất được dân bản kính trọng và vị nể.

Có thể nói đây chính là những người duy trì điều tiết các mối quan hệ trong cộng đồng, đồng thời là những người có vai trò trung gian trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945 (Trang 38 - 39)