Nâng cao chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG

3.2.4 Nâng cao chất lượng thông tin

Việc nâng cao chất lượng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Vấn đề chất lượng thông tin kém do nhiều nguyên nhân, do đó để nâng cao chất lượng thông tin đòi hỏi sự cố gắng từ chính bản thân các NH, môi trường pháp lý đảm bảo cho sự minh bạch thông tin cũng như sụ cải cách trong công tác quản lý của phía nhà nước.

- Tạo ra tính minh bạch trong việc sủ dụng thông tin bằng cách tách bạch việc nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và thu nợ để

tạo ra sự kiểm soát chéo, tránh tình trạngmột người làm mọi việc dẫn đến sự lạm quyền.

- Đổi mới tư duy trong cho vay, không nên quá chú trọng vàp tài sản đảm bảo, xem trọng vai trò của lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định để có thể thực hiện cho vay tín chấp. Bên cạnh đó, khi nhận tài sản đảm bảo từ phía khách hàng, NH phải thu thập nhiều thông tin hơn nữa về những tài sản này.

- Không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của khách hàng mà phải căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng, hay người điều hành dự án. Một lịch sử kinh doanh tốt sẽ chỉ ra năng lực tốt của người quản trị điều hành cho dù người đó không có bằng cấp. Để làm được việc này, Sở cần phải thu thập nhiều thông tin cá nhân của khách hàng hay người điều hành dự án bằng cách xem xét kỹ lưỡng hồ sơ cá nhân, điều tra thông qua các đối tác, các nguồn dư luận có liên quan.

- Thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng là cần thiết, tuy nhiên nếu lấy đó là điều kiện đầu tiên để Sở đưa ra quyết định cấp tín dụng. Vì lịch sử tín dụng của khách hàng tốt chưa thể khẳng định các quan hệ tín dụng tiếp theo cũng tốt, và ngược lại một khách hàng đã có nợ xấu. Bên cạnh lịch sử tín dụng, Sở còn phải xem xét đến các thông tin khác có thể được khai thác từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sổ theo dõi tình hình công nợ, bảng thanh toán lương,… Trong đó, Sở đặc biệt chú trọng phân tích khoản mục Nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán,bao gồm: các khoản nợ thương mại,… để

có thể đánh giá chính xác hơn về năng lực tài chính cũng như uy tín của khách hàng.

- Để đảm bảo tính chính xác của thông tin trong phân tích, Sở cần yêu cầu khách hàng kiểm toán báo cáo tài chính của mình, phối hợp và trao đổi thông tin với cơ quan thuế nhằm đánh giá tính chân thực trong việc lập báo cáo tài chính của khách hàng.

- Thẩm định phương diện thị trường cho sản phẩm của dự án, Sở phải thu thập thông tin trên nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy cho kết quả thẩm định. Trong đó, các Sở cần chú ý đến các thông tin từ các thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường, các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, Sở có thể mua thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường để phục vụ cho việc thẩm định của mình.

- Thẩm định phương diện kỹ thuật – công nghệ của dự án, nếu vượt quá năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định thì Sở nên nhờ các chuyên gia thẩm định. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả của máy móc, công nghệ, Sở có thể tham khảo ý kiến của cáckhách hàng hay các đối tác hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực đó.

- Kiểm tra nguồn gốc hồ sơ dự án của khách hàng, xem các thông tin về dự án có đủ độ tin cậy hay không. Sở nên yêu cầu khách hàng tự mình thuyết minh về dự án. Việc làm này sẽ thu được nhiều thông tin như ai là người lập dự án, cũng như tâm huyết của khách hàng đối với dự án.

Kiểm tra và giám sát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn thông qua các chứng từ thực tế, yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải mở tài khoản tại Sở và tất cả các giao dịch phải được thực hiện thông qua tài khoản này,

đặc biệt là các khoản thu nhập của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w