Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG

3.2.3Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Chất lượng công tác tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi xem

xét đến yếu tố chủ quan đó là chủ yếu nói đến vấn đề chất lượng CBTD và cán bộ thẩm định (CBTD). Vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượng CBTD cả về mặt định tính lẫn định lượng. Đánh giá đúng chất lượng CBTD phải đánh giá đồng thời cả 2 mặt này vì đều có tầm quan trọng như nhau, nếu thiếu một trong hai mặt thì không thể đánh giá chính xác chất lượng CBTD và theo đó việc sử dụng cán bộ cũng sẽ bất cập, hạn chế và nhiều khi còn phản

tác dụng.

- Đổi mới công tác quản lý CBTD.

Việc quản lý CBTD cần kiên quyết, phải có những biện pháp chủ động, tích cực giáo dục CBTD, không để CBTD bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội cũng như phương hại đến kinh tế và uy tín của ngành NH

- Không ngừng nâng cao chất lượng CBTD.

Cần tập trung vào một số vấn đề như tăng cường hình thức đào tạo tập trung, cũng như kết hợp tập huấn tại chỗ. Có thể tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, thảo luận những vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản cũng như quy trình nghiệp vụ. Cùng với việc tăng cường đào tạo thì công tác tuyển dụng cán bộ lao động phải thực hiện tốt, đúng theo những quy định của ngành, cần tuyệt đối công bằng trong khâu tuyển dụng.

- Đổi mới chính sách đãi ngộ CBTD.

Cần có chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng,…vì đội ngũ CBTD của ngân hàng chịu nhiều áp lực do công việc mang tín rủi ro cao. Thực hiện cơ chế thưởng phạt rõ ràng, tạo bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân.

- Tăng cường tính kỷ luật, tính kỷ cương đối với CBTD.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 56 - 57)