Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 41 - 42)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1.1Quy trình cho vay

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về các điều kiện tín dụng và lập hồ sơ

vay vốn.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì CBTD tại phòng khách hàng phải hướng dẫn cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn tại SGD I. Khi họ đã chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và các giầy tờ cần thiết.

Bước 2: Điều tra, thu thập những thông tin về khách hàng và nghiên

cứu phương án vay vốn của khách hàng.

Bước 3: Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

CBTD của SGD I thẩm định về tổng quát về khách hàng như: năng lực pháp lý, uy tín và khả năng tài chính. Đánh giá kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập, chi phí, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng.

Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định. Để tránh trường hợp khi xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn pháp lý cho NH. Thời gian thẩm định một món vay thông thường không quá 15 ngày làm việc.

Bước 4: Quyết định cho vay.

trách nhiệm sẽ quyết định có nên cho vay hay không? Và phải chịu toàn bộ trách nhiệm với quyết định của mình đưa ra.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và thế chấp, cầm cố và

bảo lãnh.

Bước 6: Giải ngân cho khách hàng.

Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay có đúng như những

thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng không và theo dõi rủi ro.

Bước 8: Thu hồi nợ và gia hạn nợ.

Để đảm bảo an toàn cho NH thì ngay khi khách hàng có nguồn thu, họ phải tiến hành thu nợ ngay không để khách hàng sử dụng vào mục đích khác.

Đối với những khoản nợ có vấn đề, khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, CBTD của Sở phải tiến hành thẩm định kiểm tra thưcj thế, lập tờ trình cho cấp trên quyết định. Các khoản nợ không gia hạn được phải thu hồi cả gốc và lãi bằng các biện pháp có thể thực hiện.

Bước 9: Xử lý rủi ro

Căn cứ vào chế độ văn bản pháp lý quy định lập đầy đủ hồ sơ pháp lý để giải quyết, CBTD phải xử lý rủi ro đối với những món nợ đã dùng mọi biện pháp không thu hồi được nợ.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay vốn.

Sau khi thu nợ gốc, lãi và xử lý các khoản nợ không thể thu hồi thì việc thanh lý hợp đồng vay vốn là việc đối chiếu, tất toán các khoản cho vay của khách hàng, và chuyển hồ sơ vào kho lưu trữ.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 41 - 42)