Kết quả đạt được và hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 47 - 50)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.1Kết quả đạt được và hạn chế.

Có thể nói lên một điểm khá nổi bật tại Sở khi nghiên cứu về hoạt động tín dụng đó là công tác quản lý RRTD được thực hiện khá đảm bảo, NHCT đã ban hành sổ tay tín dụng có chất lượng, mang lại hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng tại SGD I NH công thương được thể hiện rõ rệt qua số dư nợ quá hạn hầu như là bằng không.

Nếu nói đến quy trình thì SGD I đã thực hiện đúng từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi nợ, và xử lý nợ. Đặc biệt luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại khi có việc kiểm tra chéo giữa các chi nhánh trực thuộc NH công thương và đã cho kết quả tốt. SGD I đã coi trọng công tác đào tạo cán bộ.

Việc quản lý rủi ro tại Sở thực hiện khá tốt thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu nợ quá hạn tại Sở, số nợ quá hạn tại đây hiện tại gần như không có, qua đó khẳng định một điều công tác quản lý rủi ro đặc biệt rủi ro tín dụng đã thực hiện khá tốt. Nên những rủi ro có thể xảy ra tại sở đã được hạn chế ở mức thấp nhất có thể.

Đầu tiên việc đánh giá năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp còn bất cập. Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NH nhà nước các tổ chức tín dụng phải đánh giá năng lực quản trị của giám đốc doanh nghiệp, nhưng lại chưa nêu ra những tiêu chí cụ thể. Vì vậy, mỗi NH làm một kiểu, chủ yếu là liệt kê bằng cấp của các nhà quản trị doanh nghiệp. Với nguồn thông tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin về năng lực quản trị của khách hàng là không đầy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị điều hành của khách hàng. Thực tế cho thấy năng lực quản trị của khách hàng không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn ở nhiều yếu tố khác

mà SGD cần phải quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên nguyên nhân này không phải do Sở giao dịch mà chủ yếu là do yếu tố vĩ mô vì chưa có một tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, thống nhất chung giữa các ngân hàng.

Thứ hai, việc đánh giá giá trị tài sản cầm cố thế chấp không sát thực. Sở chưa thực sự có những thông tin đầy đủ và chính xác về tài sản nhận thế chấp, cầm cố, nên đánh giá không chính xác về giá trị thị trường của tài sản. Hơn thế nữa, việc cho vay có tài sản đảm bảo cũng tạo ra tâm lý ỷ lại trong quyết định cho vay của Sở. Khi dùng tài sản thế chấp cho SGD I để vay vốn thì chỉ có khách hàng là biết rõ về hiện trạng tài sản của mình, như sự hỏng hóc trong máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, hoặc những đặc điểm nào đó làm cho tài sản khó bán. Trong khi đó trình độ CBTD Sở chưa thực sự có đủ kiến thức chuyên môn trên nhiều lĩnh vực nên không thể đánh giá được chính xác hiện trạng của tài sản thế chấp. Do đó khi rủi ro xảy ra, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ của NH gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, việc xem tài sản đảm bảo gần như là một tiêu chí bắt buộc của các NH như hiện nay cũng mang lại rủi ro cho chính NH. Việc NH quá chú trọng vào tài sản đảm bảo có thể được phân tích trên hai khía cạnh: Trước hết, lưu chuyển tiền tệ của khách hàng không đủ tốt và phải dùng tài sản đảm bảo để phòng ngừa, và như vậy NH đã thừa nhận khách hàng là không thật sự tốt; thứ hai NH không tin tưởng vào kết quả thẩm định của mình nên phải cần đến tài sản đảm bảo. Đây thật sự là một tín hiệu làm cho những khách hàng không tốt, có động cơ lừa đảo tiếp cận với NH. Bởi lẽ nếu NH quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, thì người vay cũng có thể làm giả tài sản đảm bảo. Tuy nhiên tại Sở trong thời gian gần đây đã thực hiện khá tốt và chặt chẽ về vấn đề này để hạn chế được tối đa nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát sau khi vay của NH chưa hiệu quả. Sau khi đồng ý cho khách hàng vay và tiến hành giải ngân thì không có

nghĩa việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá khách hàng đã kết thúc mà NH phải tiến hành tái thẩm định, kiểm tra hiệu quả việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Đây là một vấn đề không dễ dàng, bởi lẽ khi đã vay được vốn của NH thì khách hàng sẽ có tâm lý ỷ lại. Công tác giám sát khách hàng sau khi vay vốn của các NH hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội, và khách hàng nên NH khó kiểm soát. Ngoài ra, các NH còn thiếu sự hợp tác trong việc chia sẻ các thông tin về khách hàng, nên việc giám sát khách hàng sử dụng vốn vay gặp nhiều khó khăn.

Hầu hết các NH thương mại quốc doanh hiện nay chưa xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Do đó kết quả đánh giá chất lượng tín dụng chưa chuẩn xác. Khi việc đánh giá khách hàng vay vốn không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến không phát hiện kịp thời việc khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc sự cố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho NH, làm cho NH có thể chịu nhiều tổn thất hơn.

Khi nói về thực trạng về mặt nhân lực tại Sở, thì có thể nói năm 2007 có nhiều thay đổi lớn đối với NH. Bằng cách chú trọng đến việc tuyển chọn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà tình hình về cán bộ công nhân viên tại đây đã có nhiều thay đổi rõ rệt như: nâng dần tỷ lệ lao động trẻ, lao động được đào tạo chuyên môn, dần đáp ứng với yêu cầu của thời đại mới. Và khi khách hàng nói đến nhân viên tại SGD I NHCT là nói đến những con người trẻ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên không ở đâu chỉ có tồn tại những mặt tích cực mà mặt tiêu cực luôn tồn tại song song, khi xét về nguồn nhân lực tại đây có vẻ như thừa về số lượng và thiếu về chất lượng, thiếu kiến thức tư duy khoa học. Có thể nói đây là một trong những yếu tố lớn hạn chế sự phát triển của sở giao dịch. Tại đây chưa chú trọng đến

Trong xu thế bùng nổ về công nghệ thông tin, Sở giao dịch vẫn chưa cập nhật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ đã làm cho NH mất đi lợi thế cạnh tranh của mình. Có thể nói nhân viên tại sở vẫn chưa có đầy đủ kiến thức về tin học và ngoại ngữ.

Bên cạnh đó một điểm yếu nữa mà không chỉ tại sở giao dịch bị vướng mắc vào mà hầu hết các NH thương mại Việt Nam đều có đó là cán bộ NH vẫn chưa nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách hàng: khi tiếp xúc với khách hàng CBTD chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, chưa lắng nghe ý kiến, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng cảu khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 47 - 50)