Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 36 - 39)

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động chủ yếu của SGD I NHCTVN là hoạt động tín dụng, nó mang lại thu nhập chủ yếu cho Sở.

Bảng 7: Biến động của tổng dư nợ cho vay và đầu tư

2005 2006 2007

VNĐ 3.041 3.618 3.205

Ngoại tệ quy VNĐ 899 880 1.154

Tổng số 3.940 4.499 4.359

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005, 2006, 2007)

năm 2007 có giảm đi chút ít so với năm trước nhưng có thể nói hoạt động này khá ổn định.

Ta có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tại SGD I NHCTVN qua một số bảng dưới đây:

Bảng 8: Hiệu suất sử dụng vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam Chỉ tiêu 2005 2006 2007 VNĐ Ng.tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ng.tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ng.tệ quy VNĐ Tổng số Cho vay &đầu tư 3.041 899 3940 3.618 880 4.499 3.205 1.154 4.359 Cho vay 1.889 899 2.788 1.906 870 2.776 1.958 1.142 3.101 Hiệu suất(%) 62,1 100 70,8 52,7 98,9 61,7 61,1 99 71.1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng trên ta có thể thấy được phần nào hoạt động tín dụng tại SGD I, hoạt động cho vay và đầu tư tương đối ổn định tuy nhiên hoạt động cho vay tại đây tăng lên đáng kể năm 2006 cho vay 2.776 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 3.101 tỷ đồng nghĩa là tăng 325 tỷ đồng (tăng 12% so với năm ngoái). Một điểm dễ dàng nhận ra đó là cho vay bằng Việt Nam đồng có xu hướng giảm di so với việc cho vay bằng ngoại tệ, năm 2006 cho vay bằng ngoại tệ chiếm 31% so với tổng số nhưng đến năm 2007 chiếm gần 40%.

thể hơn nữa về hoạt động tín dụng này ta có thể xem kết cấu dư nợ tín dụng. Có thể xác định theo nhiều cách nhiều loại, qua mỗi dạng đó ta có thể hiểu rõ hơn nữa tình hình tại Sở hiện nay.

Bảng 9: Kết cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Cho vay ngắn hạn 987 895 1.008

Cho vay trung và dài hạn 1.801 1.881 2.093

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng phân tích về kết cầu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn ta có thể thấy rõ được Sở chú trọng trong cho vay trung và dài hạn. Trong năm 2006 cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng đến năm 2007 đã tăng trở lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ít trong dư nợ tín dụng đó là chiếm 33% trong khi đó cho vay trung và dài hạn chiếm 67%.

Bảng 10: Kết cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Kinh tế quốc doanh 2.066 2.081 2.341

Kinh tế ngoài quốc doanh 722 695 760

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005, 2006, 2007)

Còn khi xét về kết cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế ta có thể dễ dàng nhận ra khách hàng vay vốn chủ yếu của Sở đó là khu vực kinh tế quốc doanh, chưa chú trọng khu vực ngoài quốc doanh. Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động cho vay ở khu vực này không đa dạng qua các năm, tương đối ổn định. So với khu vực này thì kinh tế quốc doanh có phần đa dạng và

tỷ đồng chiếm 75% dư nợ tín dụng trong khi đó khu vực kinh tế quốc doanh chỉ chiếm có 25%.

Hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I đã có sự chuyển biến tích cực về chất, mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý, chủ động rút dần dư nợ đối với doanh nghiệp yếu kém. Kết quả đó không những thể hiện ý thức chấp hành của Sở giao dịch I đối với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tín dụng của NHCTVN mà còn thể hiện sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ CBTD trong việc tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới. Trong năm qua đã có hơn 200 khách hàng doanh nghiệp thuộc ngành hàng liên quan đến quan hệ tiền gửi và vay vốn tại chi nhánh.

Vốn tín dụng đã được đầu tư hiệu quả vào các doanh nghiệp, kinh doanh các ngành hàng lương thực thực phẩm, dược phẩm, hoá chất, ngành công nghệ truyền hình, bưu chính viễn thông, điện lực và dịch vụ giao thông vận tải. Cơ cấu khách hàng cũng từng bước được thay đổi, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng tư nhân tăng lên rõ rệt, làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, phù hợp với chiến lược phát triển của NHCTVN.Chất lượng tín dụng đã được nâng lên rõ rệt, các khoản cho vay được thẩm định chặt chẽ, nợ quá hạn giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 36 - 39)

w