GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chúng ta có thể thấy rằng một khi RRTD xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NH mà kéo theo một quá trình xử lý phức tạp, kéo dài thậm chí gây ra mệt mỏi về tâm lý. Để tăng cường hiệu quả quản lý RRTD tại SGD I NHCT em xin đưa ra một số giải pháp như sau:

3.2.1 Giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn

Có thể nói nhu cầu về vốn là nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người, mọi thành phần kinh tế nhằm tạo ra của cải vật chất ngày càng lớn hơn trong xã hội. Và NH là chiếc cầu nối giữa những người thừa vốn và con người thiếu vốn thông qua các hoạt động huy động và cho vay. Và như ta đã biết, tín dụng NH là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn trong Sở, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu đã và đang là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng cũng như nhà lãnh đạo NHTM nói chung và của NHCTVN nói riêng. Vì việc thẩm định chính xác món vay đối với một NH là rất khó, và việc thu hồi gốc và lãi còn khó hơn. Thông thường nếu khách hàng vay trả sòng phẳng, uy tín thì rất tốt và không có gì cần bàn cãi, tuy nhiên không hiếm khách hàng không chịu trả nợ làm phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ tồn đọng cần có nhiều biện pháp xử lý. Đối với những khách hàng này chúng ta cần phải giải quyết như thế nào?

Trước hết chúng ta cần phân tích tìm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có hướng xử lý cho phù hợp, vừa có lý, có tình. Sau đó từng CBTD

cần bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của CBTD để hạn chế thấp nhận nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Khi chẳng may đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan để có phương hướng đề suất thích hợp. Do nguyên nhân chủ quan, chúng ta nên kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác đề trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu. Còn do nguyên nhân khách quan thì tùy từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn, hoặc tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ NH, động viên khách hàng tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiên thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Nói tóm lại, xử lý nợ xấu là công việc gian nan, mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi nhiều tâm huyết của CBTD nhưng cách tốt nhất theo em đó là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui tới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người vay vốn. Em tin nếu chúng ta tích cực, kiên trì để thu nợ sẽ đem lại hiệu quả nhất định.

3.2.2 Tính đúng giá trị tài sản đảm bảo

Có thể nói hiện nay nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng tư nhân ngày càng tăng, theo quy định để được vay vốn phải có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay tài sản đảm bảo của thành phần kinh tế này chủ yếu là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Đây là một loại tài sản nếu

tính đúng theo giá trị thực tế thị trường thì khác hàng vay được khá nhiều vốn. Nhưng có một nghịch lý là khi nhận thế chấp tài sản loại này thường tính theo khung giá quy định tại UBND cấp tỉnh, thành phố để NH xác định mức vay. Vì thế, giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng thường không tương xứng với giá trị thực đặc biệt là quyền sử dụng đất ở vì giá trị này được đưa ra để áp dụng tính thu thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường.

Mặc dù đã có những quy định cụ thể về phương pháp xác định giá trị TSBĐ là quyền sử dụng đất ở để giúp người dân có cơ hội vay được nhiều vốn hơn: như việc xác định theo thoả thuận giữa NH cho vay và bên bảo đảm nhưng phải thấp hơn giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường địa phương tại thời điểm định giá; không vượt quá khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định; hoặc mức tối đa không quá 70% giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu cao hơn giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất. Nhưng CBTD của SGD I NHCTVN vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho khách hàng vì giá trị tài sản được quy định thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Do vậy, UBND các tỉnh, thành phố cần tính toán lại cho phù hợp hơn để đưa ra mức quy định về giá trị đất, nhà ở sao cho sát với giá thị trường. Điều này giúp cho CBTD tại Sở có cơ sở để đánh giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Quản lý Rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 54 - 56)